CHỒNG CÓ ĐƯỢC BÁN ĐẤT KHI KHÔNG CÓ CHỮ KÝ CỦA VỢ.

Câu hỏi: Ba mẹ tôi kết hôn năm 1990, năm 1993 ba mẹ tôi có mua 1 miếng đất và năm 2001 có mua thêm miếng đất nữa, nhưng giấy tờ mua bán đề viết tay, không đưa ra xã chứng thực. Giấy viết tay mua đất chỉ có ba tôi, không có tên mẹ tôi. Hai miếng đất đều chưa làm sổ đỏ. Đến nay ba tôi đang trong quá trình làm sổ đổ nhưng cũng không cho mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ để dễ bán. Vậy mẹ tôi có được yêu cầu làm lại sổ đổ có tên mẹ tôi trong đó không. Và nếu sổ đỏ không có tên mẹ tôi mà ba tôi tự ý đứng ra bán đất mà không có chữ ký của mẹ tôi thì có được không. Đất này thuộc tài sản chung của ba và mẹ. Ba tôi đang ngoại tình, muốn li hôn với mẹ tôi để bán đất chu cấp cho người kia. Vậy, mẹ tôi phải làm sao để giành lại đất này.

 Câu hỏi: Ba mẹ tôi kết hôn năm 1990, năm 1993 ba mẹ tôi có mua 1 miếng đất và năm 2001 có mua thêm miếng đất nữa, nhưng giấy tờ mua bán đề viết tay, không đưa ra xã chứng thực. Giấy viết tay mua đất chỉ có ba tôi, không có tên mẹ tôi. Hai miếng đất đều chưa làm sổ đỏ. Đến nay ba tôi đang trong quá trình làm sổ đổ nhưng cũng không cho mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ để dễ bán. Vậy mẹ tôi có được yêu cầu làm lại sổ đổ có tên mẹ tôi trong đó không.

Và nếu sổ đỏ không có tên mẹ tôi mà ba tôi tự ý đứng ra bán đất mà không có chữ ký của mẹ tôi thì có được không. Đất này thuộc tài sản chung của ba và mẹ. Ba tôi đang ngoại tình, muốn li hôn với mẹ tôi để bán đất chu cấp cho người kia. Vậy, mẹ tôi phải làm sao để giành lại đất này.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về việc định đoạt tài sản chung vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được xác định là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Vì 2 mảnh đất đều được ba mẹ bạn mua sau năm 1990 (1 mảnh đất mua năm 1993 và 1 mảnh đất mua năm 2001), không có sự thỏa thuận xác định đây là tài sản riêng và ba mẹ của bạn kết hôn vào năm 1990, do vậy ở đây hai mảnh đất này được xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 213 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Cũng theo Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Do vậy, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung vợ chồng.

Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều biến pháp thi hành Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình:

“Trường hợp định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

-       Bất động sản

-       Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.

-       Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Vì tài sản định đoạt ở đây là quyền sử dụng đất, là bất động sản nên việc định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng, dù việc vợ, chồng xác lập, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất để nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yêu cho gia đình.  Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thi giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ban ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Do vậy, việc bố bạn bán hai mảnh đất thì phải có sự thỏa thuận thể hiện sự đồng ý của mẹ bạn bằng văn bản. Trường hợp bố bạn định đoạt mảnh đất mà không thực hiện thỏa thuận bằng văn bản với mẹ bạn thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu để bảo về quyền lợi của mẹ bạn theo quy định quy tại Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Thứ hai, về việc bổ sung tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vì mẹ bạn là đồng chủ sở hữu 2 mảnh đất đã mua với bố bạn, nên mẹ bạn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm tên của chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều biến pháp thi hành Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng:Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.

Do vậy, mẹ bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của mẹ bạn vào.

Thứ ba, thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đất đai, việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong đó có trường hợp giấy chứng nhận đối với tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận chỉ ghi tên vợ hoặc chồng và nay có yêu cầu cấp đổi thêm tên vợ hoặc chồng. Như vậy, để thêm tên vợ hoặc chồng vào giấy chứng nhận phải đáp ứng đủ 02 điều kiện:

-  Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi tên một người.

-  Có yêu cầu cấp đổi để ghi tên vợ và chồng

Hồ sơ cấp đổi: theo Khoản 2 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính như sau:

+ Đơn đề nghị cấp đổi theo mẫu 10/ĐK

+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Địa điểm nộp hồ sơ: Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, địa điểm nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Cách 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đa

Thời hạn thực hiện: Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai,thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.

Vậy, mẹ bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền và xuất trình, cung cấp những giấy tờ liên quan để có thể yêu cầu bổ sung tên của mẹ bạn vào trong giấy chứng nhận.

 

-BL-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: SỐ 29, TỔ 8, PHƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm