HƯỚNG DẪN PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC SỞ HỮU HỘ GIA ĐÌNH.

Câu hỏi: Năm 2009, bố mẹ em có mua một mảnh đất, cấp giấy chứng nhận mang tên Hộ gia đình. Nay gia đình em có nhu cầu phân chia tài sản trên đứng tên cá nhân bố em. Tuy nhiên trong hộ có một thành viên bị khuyết tật trí tuệ và một thành viên chưa đủ 18 tuổi. Vậy gia đình em có làm thủ tục phân chia tài sản được không và nếu được thì phải làm như thế nào?

 Câu hỏi: Năm 2009, bố mẹ em có mua một mảnh đất, cấp giấy chứng nhận mang tên Hộ gia đình. Nay gia đình em có nhu cầu phân chia tài sản trên đứng tên cá nhân bố em. Tuy nhiên trong hộ có một thành viên bị khuyết tật trí tuệ và một thành viên chưa đủ 18 tuổi. Vậy gia đình em có làm thủ tục phân chia tài sản được không và nếu được thì phải làm như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thông, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thười điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Ở đây tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất.

Vì đây là bất động sản nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015, việc định đoạt tài sản chung là bất động sản phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình. Do vậy, trường hợp của bạn thì trong gia đình có một người khuyết tật trí tuệ và một người dưới 18 tuổi phải thực hiện quyền định đoạt tài sản chung như sau:

-  Đối với người dưới 18 tuổi: vì là người chưa thành niên nên theo Khoản 4 Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015, việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Theo Khoản 1 Điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thì cha mẹ là người đại diện của con chưa thành niên. Vậy việc thực hiện giao giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản như việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình phải được thực hiện thông qua cha mẹ - người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

-  Đối với người khuyết tật trí tuệ: là người không thể nhận thức và làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Bộ Luật dân sự năm 2015, giao dịch dân sự của người bị khuyết tật trí tuệ ở đây là giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự, do vậy phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

“Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Do vậy, việc một thành viên khuyết tật trí tuệ thì phải có giám định khuyết tật và hồ sơ, thủ tục xác nhận khuyết tật để làm cơ sở để Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Do thông tin bạn cung cấp còn chưa xác định rõ về trường hợp người khuyết tật trí tuệ có đủ giấy tờ chứng minh khuyết tật hay không, nên chúng tôi đưa ra giả thiết cho phù hợp với trường hợp của bạn:

+ Trường hợp 1: Có đủ giấy tờ chứng minh việc khuyết tật trí tuệ là có căn cứ để xác định mất năng lực hành vi dân sự.

Đối với trường hợp này, người khuyết tật là người mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó người có quyền và lợi ích có liên quan có yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án sẽ xem xét và thẩm định lại những tài liệu, hồ sơ đã cung cấp như dựa trên những căn cứ pháp lý, giấy chứng nhận khuyết tật, kết luận giám định pháp y tâm thần… của người khuyết tật trí tuệ  để làm cơ sở tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó việc quyết định tham gia phân chia tài sản chung của hộ gia đình ở trong trường hợp này được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

+ Trường hợp 2. Không có đủ giấy tờ chứng minh khuyết tật trí tuệ là có căn cứ để Tòa xác định mất năng lực hành vi dân sự.

Đối với trường hợp này, người có quyền, lợi ích liên quan như các thành viên trong gia đình phải tiến hành xác định lại khuyết tật, mức độ khuyết tật để yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Điều 4 Thông tư số 01/2019/TT-BLDTBXH ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2019 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác minh mức độ khuyết tật thực hiện, bao gồm:

-  Đơn đề nghị theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

-  Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ khác có liên quan.

-  Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

Căn cứ theo Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo để nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ đương nhiên của họ theo Khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ Khoản 3 Điều 53 Bộ Luật dân sự 2015, trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con thì cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con: “Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ” .Vậy cha mẹ của người bị khuyết tật trí tuệ là người đại diện theo pháp luật, người giám hộ đương nhiên.

Về phạm vi đại diện, giám hộ: theo Khoản 1 Điều 59 và Khoản 2 Điều 141 Bộ Luật Dân sự 2015, người đại diện, giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ, đại điện như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Vậy việc thực hiện định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình chỉ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật, người giám hộ đương nhiên là cha mẹ trong trường hợp việc phân chia tài sản đó vì lợi ích của người được đại diện, giám hộ và phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý.

Vậy việc phân chia tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất phải do tất cả các thành viên trong gia đình thỏa thuận và định đoạt. Trường hợp trong gia đình có người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được thực hiện việc thỏa thuận thông qua người đại diện theo pháp luật, người giám hộ đương nhiên trong phạm vi được đại diện, giám hộ và vì lợi ích người được đại diện, giám hộ.

-BL-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: SỐ 29, TỔ 8, PHƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

ĐỊA CHỈ GIAO DỊCH: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm