CÓ ỦY QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC HAY KHÔNG ?

Anh D định mua mảnh đất thổ cư của người hàng xóm ( cô A). Nhưng trong GCNQSDĐ của cô A ghi là Hộ bà A, thời điểm Nhà nước giao đất thì Hộ khẩu cô A bao gồm: cô A, anh B, chị C (B, C là con cô A). Và hiện tại, anh B đã chuyển hộ khẩu sang nơi khác. Vậy nếu cô A muốn chuyển quyền sử dụng đất cho anh D thì có cần anh B, chị C ký vào hợp đồng chuyển nhượng hay không? Nếu cần thì anh B có thể ủy quyền cho cô A thay mặt ký tên được không? Nếu ủy quyền được thì cần thủ tục như thế nào?

 Anh D đến với Vichanly xin được tư vấn việc ủy quyền chuyển nhượng quyền sử đụng đất, qua trao đổi và xuất trình tài liệu chứng cứ nội dung sự việc tóm tắt như sau:

Anh D định mua mảnh đất thổ cư của người hàng xóm ( cô A). Nhưng trong GCNQSDĐ của cô A ghi là Hộ bà A, thời điểm Nhà nước giao đất thì Hộ khẩu cô A bao gồm: cô A, anh B, chị C (B, C là con cô A). Và hiện tại, anh B đã chuyển hộ khẩu sang nơi khác. 
Vậy nếu cô A muốn chuyển quyền sử dụng đất cho anh D thì có cần anh B, chị C ký vào hợp đồng chuyển nhượng hay không? Nếu cần thì anh B có thể ủy quyền cho cô A thay mặt ký tên được không? Nếu ủy quyền được thì cần thủ tục như thế nào?
LUẬT SƯ TƯ VẤN
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Theo đó, những thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm giao đất thì những người có quyền sử dụng đất. Vì vậy, họ đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất này và việc chuyển nhượng đất hộ gia đình cho người khác cần có chữ ký của cả 3 người hoặc một người đại diện ký tên nếu có văn bản ủy quyền.
Điều 212 Luật dân sự 2015 quy định thêm : 
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Như vậy, việc định đoạt tài sản là bất động sản, cụ thể là quyết định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự thỏa thuận, đồng ý của các thành viên trong gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, khi gia đình bà A chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình thì cần những thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thỏa thuận và ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng đất. Trong tường hợp  anh B ủy quyền cho cô A thay mặt ký tên thì phải có văn bản ủy quyền giữa anh B và cô A.
      Sau khi được Văn phòng tư vấn anh D rất vui và mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Văn phòng và kí Hợp đồng mới luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình anh. 
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

 

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luatsuthanhdat / Luật Vichanly Law

Zalo : 03.2518.2518 / 0937.854.000 

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

  
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm