DI SẢN THỪA KẾ ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý?

Vấn đề phân chia di sản thừa kế thường được diễn ra trong gia đình giữa những người thân với nhau, tuy nhiên việc xảy ra tranh chấp là điều không tránh khỏi. Vậy khi một người trong gia đình không đồng ý với cách thức chia di sản thừa kế hoặc không đồng ý về việc nhận di sản thừa kế thì di sản thừa kế này sẽ được thực hiện như thế nào?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Theo Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về di sản như sau:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Như vậy, có thể hiểu di sản chính là các tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại. Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.

Phần di sản được phân chia thành bất động sản và động sản. Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai… 

Cách thức xác định di sản thừa kế

Theo Bộ Luật Dân sự 2015 thì di sản thừa kế được chia thành 02 hình thức: 

- Thừa kế theo di chúc: theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc không được vi phạm điều cấm của Luật, không trái với đạo đức của xã hội. Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.

- Thừa kế theo pháp luật: theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, sẽ có hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó nhận hoặc từ chối nhận di sản. 

Trường hợp người thừa kế không đồng ý, di sản được chia như thế nào?

Theo quy định tại Điều 609, 610 Bộ Luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Người thừa kế không đồng ý nhận (từ chối) quyền thừa kế 

Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản như sau: “1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Người thừa kế từ chối nhận di sản thì phải lập văn bản từ chối trước thời điểm phân chia tài sản.

Đối với trường hợp cá nhân được hưởng thừa kế theo di chúc mà từ chối quyền thừa kế thì căn cứ vào điểm c Khoản 2 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015, phần di sản có liên quan đến người được hưởng thừa kế theo di chúc này, sẽ được phân chia theo phần di sản thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp người thừa kế không đồng ý với cách chia di sản thừa kế

Trường hợp người thừa kế không đồng ý tặng cho phần di sản cho người khác thì có thể thỏa thuận một số hướng giải quyết như sau: 

- Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất: Thoả thuận cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng). Theo đó, các bên phải lập văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế. Sau đó, các bên thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển quyền sử dụng đất đứng tên của các đồng thừa kế; 

- Thỏa thuận về việc trả tiền cho người không đồng ý, số tiền tương ứng với phần giá trị tài sản mà họ được hưởng. Việc thỏa thuận này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyên của các bên. 

Trường hợp người thừa kế không đồng ý việc phân chia di sản thừa kế theo thỏa thuận của các đồng thừa kế khác thì có thể gửi đơn yêu cầu khởi kiện đến Tòa án.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm