KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Tình huống: Đất có nguồn gốc từ cha mẹ, nhưng không có bất kỳ hồ sơ, giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc. Khi mất cha mẹ không để lại di chúc, một người con (A) đã được cơ quan nhà nước cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ). Hồ sơ địa chính quản lý đều đứng tên người con (A) đã được cấp, nay những người con còn lại yêu cầu chia tài sản của bố mẹ để lại. Hỏi: Có yêu cầu chia được không?

Tình huống:

Đất có nguồn gốc từ cha mẹ, nhưng không có bất kỳ hồ sơ, giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc.

Khi mất cha mẹ không để lại di chúc, một người con (A) đã được cơ quan nhà nước cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ).

Hồ sơ địa chính quản lý đều đứng tên người con (A) đã được cấp, nay những người con còn lại yêu cầu chia tài sản của bố mẹ để lại.

Hỏi: Có yêu cầu chia được không?

Bình Luận:

Quan điểm thứ nhất, tài sản tranh chấp không phải là di sản mà là tài sản của người con đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ.

Căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai năm 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

Căn cứ bộ luật dân sự năm 2015 về chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai:

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là

chủ sở hữu.

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình

có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 182. Chiếm hữu liên tục

Điều 183. Chiếm hữu công khai

Việc người con A trong quá trình đứng tên trong hồ sơ địa chính, sử dụng thửa đất mọi

người đều biết nhưng không ai ngăn cản việc sử dụng đất.

Việc người con A được cấp giấy chứng nhận mặc dù những người con còn lại biết hoặc phải biết nhưng không ai có ý kiến phản đối. Do vậy, trường hợp này, Tòa án có căn cứ để xác định đây không là di sản của cha mẹ để lại nữa, mà đã thành tài sản của người con A.

Quan điểm thứ hai, xác định tài sản của cha mẹ để lại là di sản để chấp nhận chia thừa kế

Về mặt nguồn gốc:

Tất cả các người con đều xác định có nguồn gốc từ cha mẹ, chính quyền địa phương xác nhận nguồc gốc đất trên.

Căn cứ điều 101 luật đất đai, căn cứ vào điều 23 nghị định 43/2014, căn cứ vào điều 92 luật tố tụng dân sự 2015 về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh đồng thời phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ việc.

Do đó, có căn cứ xác định nguồn gốc đất là của cha mẹ để lại.

Việc người con A được cấp sổ đỏ mà không có ý kiến của những người con còn lại hoặc không có văn bản tặng cho của cha mẹ để lại thì việc cấp sổ đỏ trên là sai.

Bởi vậy, cần xác định tài sản trên là di sản của cha mẹ để lại cho những người con, toà án có căn cứ để chấp nhận việc chia thừa kế của những người con.

Quan điểm của tôi là đồng ý với quan điểm thứ hai, tuy nhiên trên thực tế có muôn hình vạn trạng các vụ việc khác nhau, do đó khi giải quyết phải căn cứ vào các tình tiết, nguồn chứng cứ, dựa vào bản chất, để đánh giá 1 cách khách quan nhất.

Mời các bác trao đổi và bàn luận.

 

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm