Người bất hạnh tử tế

: “Sao cứ bận làm người tốt làm gì?”; “Sao đi dạy mà tiền lại không lấy?”… Chị không trả lời được, phải chăng, là lòng thương cảm, là sự thấu hiểu với những mảnh đời khó khăn, giống tuổi thơ cơ cực của chị? Chị đã hi vọng, với một niềm tin mong manh, rằng cha mẹ chị sẽ để lại cho chị một mảnh đất nho nhỏ, để chị tiếp tục thực hiện ước mơ của mình…

Làm người tử tế, không phải là quá khó, nhưng làm một người bất hạnh tử tế, quả là không dễ chút nào.
    Chị P  tìm đến sự giúp đỡ của chúng tôi trong một buổi chiều đông buốt giá. Câu chuyện của chị bắt đầu bằng nước mắt với nỗi bất hạnh của người con tật nguyền. Chị sinh ra với khiếm khuyết về giọng nói, những tưởng với khiếm khuyết đó, chị sẽ càng được gia đình yêu thương, che chở; nhưng cuộc sống vốn có nhiều góc khuất, chị là một trong những cư dân của góc khuất đó: chị không nhận được tình thương của mẹ cha…
     Bốn mươi năm có lẻ sống trên cuộc đời, thì chị đã phải tự lập đến ba phần quãng thời gian đó. Ở quãng thời gian mà những đứa trẻ vẫn rong ruổi vui chơi, vô lo vô nghĩ, thì chị đã phải bươn chải kiếm tiền nuôi sống chính bản thân mình. Ở cái tuổi mà mẹ cha chăm lo cho con cái tới trường, thì chị phải chắt bóp từng đồng, để có thể đi tiếp quãng đường đến với “con chữ”. Nhưng sau tất cả những gập ghềnh khó khăn đó, chị vẫn vững bước, trở thành người lèo lái con thuyền tri thức đến với những tâm hồn bé nhỏ non nớt. Là người thầy đáng trọng của những em học sinh, đặc biệt là những em học sinh nghèo hiếu học. Người ta gọi chị là “Người chắp cánh ước mơ”…
     Bốn mươi năm có lẻ sống trên cuộc đời, niềm day dứt duy nhất của chị là làm sao, để những em học sinh nghèo được gần hơn với tri thức. Chị đã hy vọng, đến cái tuổi xế chiều, có được một chỗ che nắng che mưa, một nơi có thể giảng dạy miễn phí cho trẻ em nghèo. Nhưng, chị làm sao có khả năng chứ? Một người nhà giáo với đồng lương còm cõi, người ta hỏi chị: “Sao cứ bận làm người tốt làm gì?”; “Sao đi dạy mà tiền lại không lấy?”… Chị không trả lời được, phải chăng, là lòng thương cảm, là sự thấu hiểu với những mảnh đời khó khăn, giống tuổi thơ cơ cực của chị? Chị đã hi vọng, với một niềm tin mong manh, rằng cha mẹ chị sẽ để lại cho chị một mảnh đất nho nhỏ, để chị tiếp tục thực hiện ước mơ của mình…
   Nhưng cuộc đời quá trêu ngươi, cha mẹ chị nhất quyết  muốn từ chị, không chịu thừa nhận đứa con khốn khổ ấy, và hiển nhiên, chị nào được nhận bất cứ điều gì mà lẽ ra chị phải được hưởng? Cuộc đời của chị, người phụ nữ tử tế bất hạnh ấy cuối cùng sẽ đi về đâu…
          Cảm thông với cảnh đời bất hạnh ấy, chúng tôi nhanh chóng thu xếp đội ngũ đồng đội để một ngày về công tác phường Đ.N nơi bố mẹ chị hiện đang sinh sống. Trong thẳm sâu suy tư của chúng tôi vẫn mong ngóng phần nào “ cái lý- cái tình” được tròn hạnh . Thế rồi chúng tôi khẩn trương xác minh rõ nguồn gốc thửa đất, các thông tin pháp lý liên quan. Trong một ngày ngắn ngủi đó chúng tôi đã thu thập được toàn bộ thông tin cần thiết và đi đến quyết định sẽ đến nơi ở của bố mẹ chị P để thử trao đổi thân tình biết đâu tình thân ruột thịt sẽ hàn gắn được họ với nhau.....Nhưng, trái với kỳ vọng của chúng tôi, trái với sự thổn thức nghẹn ngào mang phần nhiều tự ti của chị P, bố mẹ chị vẫn kiên quyết không nhận chị với lý do con bé tật nguyền đã ra khỏi nhà từ bé, có cho đất, cho cát thì với sức khỏe của chị không thể giữ được hương hỏa, mảnh đất của tổ tiên. ...Nhói lòng! ...Ông bà đâu có biết chị vẫn đang bươn chải nơi đất người, đem cái đức cái tâm mà cầu phúc cho ông bà mỗi ngày, đứa con ấy nay tha phương cầu thực, bệnh tật đeo đuổi sống nay chết mai, sống có thể tạm bợ nhưng đau yếu, bệnh tật, chết rồi thì đi đâu, về đâu đây? Mong mỏi của đứa con tội nghiệp của ông bà thân sinh ra mà ông bà không đoái hoài ....
Nguồn: Luật sư " Vì Chân Lý" 
 

- " Giúp cho cuộc sống tốt đẹp và công bằng hơn "- 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm