Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung

Tôi hiện tại đang kinh doanh và dự định vay vốn ngân hàng. Tôi muốn dùng mảnh đất của nhà đã có sổ đỏ để thế chấp, cán bộ xã bảo tôi đất nhà tôi cấp cho hộ, dù tôi là chủ hộ nhưng vẫn phải có những thành viên trong gia đình đồng ý thì mới được thế chấp. Cho tôi hỏi, như vậy có đúng không, vì các con tôi còn nhỏ ?

Câu hỏi:

          Tôi hiện tại đang kinh doanh và dự định vay vốn ngân hàng. Tôi muốn dùng mảnh đất của nhà đã có sổ đỏ để thế chấp, cán bộ xã bảo tôi đất nhà tôi cấp cho hộ, dù tôi là chủ hộ nhưng vẫn phải có những thành viên trong gia đình đồng ý thì mới được thế chấp. Cho tôi hỏi, như vậy có đúng không, vì các con tôi còn nhỏ ?

Trả lời:

         Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, bộ phận tư vấn pháp luật đất đai của VICHANLY xin được trả lời như sau:   

        Khoản 29 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013 quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

       Việc xác định thành viên hộ gia đình có quyền đối với đất căn cứ vào thời điểm hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tức là tại thời điểm, đất được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu của gia đình có những ai thì những người đó có quyền. Điều 212 BLDS 2015 quy định về Sở hữu chung của các thành viên gia đình: 

       1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

      2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

       Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này. 

       Bởi vậy, khi thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất tại ngân hàng thì các thành viên trong gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tức là đủ 18 tuổi trở lên) có quyền lập và ký kết hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật. Thực tế, đối với những thành viên dưới 18 tuổi phải có người đại diện hợp pháp ký kết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các thành viên của hộ gia đình. Tức là anh hoặc vợ anh (mẹ các cháu) sẽ đại diện ký thay các con của anh đối với những giấy tờ liên quan đến thế chấp tài sản.

        Trân trọng !

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luatsuthanhdat / Luật Vichanly Law

Zalo : 03.2518.2518 / 0937.854.000 

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm