TIỀN ÁN LÀ GÌ? CÁC TRƯỜNG HỢP XÓA ÁN TÍCH

"Tiền án" là từ đã không còn xa lạ với người dân hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu "tiền án" nghĩa là gì và có được xóa tiền án trong lý lịch tư pháp sau khi đã chấp hành bản án không? Ở bài viết này, Luật Vì Chân Lý THEMIS sẽ giải thích cho bạn thế nào là tiền án và các trường hợp xóa án tích theo quy định của Pháp luật Việt nam hiện hành. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Tiền án

Người có tiền án (án tích) là người đã bị Tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt trong bản án này.

Thời hạn xóa tiền án (xóa án tích)

Người đã bị kết án được xóa án tiền án (xóa án tích) nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp được quy định tại các Điều 70, 71, 72 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Trường hợp đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015)

Đương nhiên được xóa tiền án (án tích) được áp dụng đối với người bị kết án, đã chấp hành xong tất cả các hình phạt chính, hình phạt bổ sung hoặc hết thời gian thi hành bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:

- 1 năm đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 2 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối đa 5 năm;

- 3 năm đối với trường hợp bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm;

- 5 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối thiểu 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án

- Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung (quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước 1 số quyền công dân) mà thời hạn chấp hành hình phạt này dài hơn thời hạn quy định thì thời hạn đương nhiên xóa án tích được tính từ thời điểm chấp hành xong hình phạt bổ sung này.

Lưu ý: Trường hợp đương nhiên xóa án tích không áp dụng đối với những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015)

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với những người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án về các tội trên dựa vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án mà không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:

- 1 năm đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 3 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối đa 5 năm;

- 5 năm đối với trường hợp bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm;

- 7 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối thiểu 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

- Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung mà thời hạn chấp hành hình phạt này dài hơn thời hạn quy định thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Lưu ý: Đối với trường hợp này, để được xóa án tích, cần làm ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÓA TÍCH và nộp kèm hồ sơ lên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

Chúng tôi, Luật Vì Chân Lý THEMIS đã xây dựng mẫu đơn đề nghị xóa án tích có kèm theo hướng dẫn TẠI ĐÂY. Hồ sơ xin xóa án tích bao gồm:

+ ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÓA TÍCH

+ Giấy chứng nhận không phạm tội mới của cơ quan công an cấp xã/phường/thị trấn nơi thường trú

+ Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù

+ Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các hình phạt bồi thường, tiền phạt, đã đóng án phí

+ Bản sao CCCD (có công chứng, chứng thực)

+ Giấy xác nhận nơi cư trú (xin tại công an cấp xã/phường/thị trấn)

Trường hợp đặc biệt được xóa án tích (Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015)

Đây là trường hợp người bị kết án có biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị Tòa án xóa án tích.

Đối với trường hợp này, Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn đương nhiên xóa tích hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án (2 trường hợp trên).

Trường hợp xóa án tích đối với người phạm tội dưới 18 tuổi (Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Đối với người dưới 18 tuổi đã bị kết án, các trường hợp được coi là không có tiền án (án tích) như sau:

- Người phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô ý;

- Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Chương VII Bộ luật Hình sự 2015;

Đối với trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung hoặc bản án hết thời hiệu thi hành mà người đó không phạm tội mới trong thời hạn:

- 6 tháng đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 1 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối đa 5 năm;

- 2 năm đối với trường hợp bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm;

- 3 năm đối với trường hợp bị phạt tù tối thiểu 15 năm.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm