CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG, DI CHÚC VẪN BỊ TOÀ ÁN HUỶ

Di chúc là tâm nguyện của một người muốn để lại tài sản cho người thân sau khi chết. Di chúc có thể có người làm chứng và không có người làm chứng. Vậy hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi tìm hiểu về di chúc có người làm chứng thông qua “Bản án 11/2016/DSPT ngày 22/06/2016 về yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp” trong bài viết dưới đây:
 Nội dung bản án theo yêu cầu của Nguyên đơn: Ngày 21/10/2010, bà Trần Thị B (mẹ của ông B) cùng ông Lê Quang T (em của ông B) đến UBND phường Đ lập bản di chúc. Tại thời điểm lập di chúc bà Trần Thị B 87 tuổi, đã già yếu, không còn minh mẩn và không biết chữ. Bà B lập di chúc để toàn bộ diện tích 1.048m2 đất của bố, mẹ cho vợ chồng ông Lê Quang T, bà Trần Thị L. Đến tháng 8/2014, ông B và một số chị em ruột thấy ông T tự ý chuyển nhượng đất cho người khác thì mới biết có bản di chúc. Ông Lê Quang B yêu cầu Tòa án tuyên bố bản di chúc do bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 là không hợp pháp. Hội đồng xét xử đã chấp nhận huỷ toàn bộ bản di chúc trên của bà Trần Thị B.

Thứ nhất, về Khái niệm và Điều kiện đối với người làm chứng:  

Về khái niệm người làm chứng trong di chúc: Cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Nhưng chúng ta có thể hiểu người làm chứng là người chứng kiến những sự kiện lập di chúc. Do đó, nếu di chúc đã được viết xong rồi mà người khác mới viết xác nhận là nhân chứng thì lúc này di chúc không được chấp nhận.

Cụ thể ngày 21/10/2016, bà B đến UBND phường để lập di chúc với nội dung sau khi bà qua đời sẽ để lại toàn bộ diện tích đất 1048 mét vuông cho anh Lê Quang T và vợ là Trần Thị L và có người làm chứng là anh Lê Quang T và Lê Quang B. Đây là trường hợp di chúc có người làm chứng mà không cần công chứng, chứng thực. Để di chúc có giá trị pháp lý thì phương thức lập di chúc và người làm chứng phải thỏa mãn một số điều kiện:

Về phương thức lập di chúc, theo điều 634 Bộ luật dân sự 2015 (tức điều 656 Bộ luật dân sự 2005) quy định các trường hợp bắt buộc cần có người làm chứng trong các trường hợp:

 - Người lập di chúc không tự mình viết di chúc do:

+ Bị hạn chế về thể chất: không đọc được, không nghe được, không ký hoặc không điểm chỉ được

+ Không biết chữ

- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản

Căn cứ Theo khoản 2 Điều 636 BLDS 2015 (điều 658 BLDS 2005) quy định thì việc bà B là người không biết chữ, không biết đọc và không ký được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường Đ. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường Đ chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 thì tất cả mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc

- Người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

- Người chưa thành niên

- Người mất năng lực hành vi dân sự

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Để loại di chúc có người làm chứng hợp pháp về mặt hình thức thì phải cần ít nhất 2 người làm chứng. Theo quy định Điều 632 BLDS 2015 (điều 654 BLDS 2005) quy định người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc không được làm chứng cho việc lập di chúc. Như vậy khi đến UBND phường Đ thì có anh T và anh B đi cùng. Cả 2 người này đều là con ruột bà B và đều là người thừa kế theo pháp luật.Như vậy, bản di chúc của bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 không có người làm chứng và trái với quy định của pháp luật…

Về người viết hộ: Trong bản án này, vì bà B không biết chữ nên bản di chúc chắc chắn phải do người khác viết. Cụ thể là anh B và anh T cùng đi thực hiện đánh máy bản di chúc theo dựa trên ý chí nguyện vọng của bà B. Căn cứ theo Điều 634 BLDS 2015 thì người đánh máy di chúc cho bà B hoàn toàn có thể là người làm chứng không? Trên thực tế, người đánh máy di chúc cho bà B nhưng không chứng kiến quá trình bà B đồng ý cũng như chỉ điểm và người đó cũng không chỉ điểm tay trong di chúc nên ở đây, có thể thấy di chúc bà B hoàn toàn không có người làm chứng hợp pháp.

Về ký, chỉ điểm: Khi di chúc được nhờ người khác viết hoặc đánh máy và có người làm chứng thì Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng. Người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Về Vai trò của người làm chứng trong việc thừa kế theo di chúc:

Vai trò của người làm chứng được thể hiện qua các hình thức của di chúc như: phải được lập bằng văn bản và có chỉ điểm của ít nhất 2 người làm chứng theo quy định pháp luật.... Ngoài ra, vai trò của người làm chứng còn được thể hiện qua tính hợp pháp của di chúc như: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Bởi vậy,  việc hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu tuyên huỷ toàn bộ di chúc của bà B là hoàn toàn có căn cứ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-LS Thành Đạt-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm