QUY ĐỊNH CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT TRÁI PHÉP

Tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất đã gây búc xúc dư luận trong nhiều năm qua, đến nay câu chuyện này vẫn là một trong những điểm nóng của các thành phố lớn và tại các quận, huyện đang có tốc độ đô thị hoá nhanh. Điều đáng nói, là những biện pháp can thiệp “lấy lệ” của chính quyền địa phương nhằm bao che cho hành vi này, kéo quy định của pháp luật, phương án xử lý xây dựng trái phép đối với các công theo đó là hàng hàng loạt công trình xây dựng trái phép nhằm mục đích kinh doanh, lưu trú ngang nhiên mọc lên trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương. Theo trình sẽ bao gồm các hình thức: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng có thời hạn và cưỡng chế tháo dỡ xây dựng trái phép trong đó tháo dỡ nhà, công trình xây dựng trái phép là biện pháp khắc phục hậu quả và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

 

        Tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất đã gây búc xúc dư luận trong nhiều năm qua, đến nay câu chuyện này vẫn là một trong những điểm nóng của các thành phố lớn và  tại các quận, huyện đang có tốc độ đô thị hoá nhanh. Điều đáng nói, là những biện pháp can thiệp “lấy lệ” của chính quyền địa phương nhằm bao che cho hành vi này, kéo quy định của pháp luật, phương án xử lý xây dựng trái phép đối với các công theo đó là hàng  hàng loạt công trình xây dựng trái phép nhằm mục đích kinh doanh, lưu trú ngang nhiên mọc lên trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương. Theo trình sẽ bao gồm các hình thức: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng có thời hạn và cưỡng chế tháo dỡ xây dựng trái phép trong đó tháo dỡ nhà, công trình xây dựng trái phép là biện pháp khắc phục hậu quả và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

          Xây dựng công trình trên đất trái phép là hành vi bị cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014.

         Theo tinh thần của điều luật thì hành vi xây dựng công trình trên đất trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà trái phép trên các loại đất không được xây dựng. 

 

       Theo Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép như sau: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”

       Cùng theo đó Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi: xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp, công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; vi phạm chỉ giới xây dựng; lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông thủy lợi,;xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

        Quy định về tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép khi xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Thông tư 03/2018/TT-BXD như sau:

         + Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

        + Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (trừ trường hợp vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính), người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt có trách nhiệm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm. 

         + Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với những công trình đang xây dựng thuộc trường hợp xây dựng thuộc trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp, công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng (theo khoản 2, khoản 4 và 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP) cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

         Hết thời hạn này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. 

         Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. 

         Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

         + Hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

         Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và đồng thời gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.

       Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

        + Trường hợp công trình xây dựng đã hoàn thành thì không cần phải có quyết định đình chỉ thi công trong việc thực cưỡng chế.

Thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép:

        Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 3; Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

-S-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 
 


 

 

 

 

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm