Rủi ro về pháp lý
- Không được cấp phép xây dựng: Theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, để được cấp phép xây dựng, đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có sổ đỏ, chủ đất sẽ không thể xin giấy phép xây dựng, đồng nghĩa với việc công trình có nguy cơ bị xử phạt hoặc cưỡng chế tháo dỡ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
- Có thể bị thu hồi đất: Theo Luật Đất đai 2024, nếu đất không có sổ đỏ và không có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng, Nhà nước có quyền thu hồi để phục vụ quy hoạch mà không bồi thường.
- Không được công nhận quyền sở hữu nhà: Đất chưa có sổ đỏ có thể chưa được cấp quyền sử dụng hợp pháp. Nếu bạn xây nhà trên đất này, bạn có thể không được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà.
Trong trường hợp tranh chấp, bạn có thể mất quyền sử dụng đất và nhà.
Rủi ro về tranh chấp
- Không chứng minh được quyền sử dụng đất: Nếu xảy ra tranh chấp với người khác hoặc chính quyền địa phương, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền sử dụng đất nếu không có giấy tờ hợp pháp.
- Mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ: Nếu đất chưa có sổ đỏ là đất thừa kế, đất do nhiều người chung sở hữu hoặc đất mua bán bằng giấy viết tay, có thể xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa những người có quyền lợi liên quan.
- Tranh chấp với hàng xóm, địa phương: Việc xây nhà có thể ảnh hưởng đến ranh giới đất, quyền lợi của người khác, dẫn đến khiếu kiện.
Rủi ro về tài chính
- Không thể thế chấp ngân hàng: Do đất chưa có sổ đỏ, ngân hàng không chấp nhận làm tài sản thế chấp để vay vốn, gây khó khăn nếu chủ đất cần vốn đầu tư hoặc kinh doanh.
- Khó khăn khi mua bán, chuyển nhượng: Theo quy định của Luật Đất đai, giao dịch mua bán đất phải được công chứng, chứng thực. Đất không có sổ đỏ không thể công chứng hợp đồng, dẫn đến rủi ro khi mua bán hoặc sang nhượng.
- Nguy cơ mất trắng khi bị thu hồi hoặc tranh chấp: Nếu đất bị thu hồi hoặc có tranh chấp mà chủ sử dụng không có giấy tờ hợp pháp, khả năng bị mất đất mà không được bồi thường là rất cao.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-VT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI