XỬ PHẠT KHI XÂY DỰNG TRÁI PHÉP

Hiện nay, hiện tượng xây dựng trái phép ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự quản lý xây dựng cũng như chính sách đất đai nhà ở. Trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì những tất cả các công trình nếu muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy đối với những trường hợp khi cố tình xây dựng mà không có giấy phép, hoặc xây dựng sai so với giấy phép được cấp thì có bị xử lý không, và mức xử phạt là như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi xin giải đáp về vấn đề này.

 

Hiện nay, hiện tượng xây dựng trái phép ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự quản lý xây dựng cũng như chính sách đất đai nhà ở. Trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì những tất cả các công trình nếu muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy đối với những trường hợp khi cố tình xây dựng mà không có giấy phép, hoặc xây dựng sai so với giấy phép được cấp thì có bị xử lý không, và mức xử phạt là như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi xin giải đáp về vấn đề này.

Đầu tiên, những trường hợp nào bị coi là xây dựng trái phép ?

Theo quy định của Luật xây dựng 2014 thì tất cả các công trình xây dựng, dù là xây dựng mới hay sửa chữa, cải tạo thì đều phải xin cấp giấy phép xây dựng, và thực hiện đúng trên nội dung được cấp phép, trừ các trường hơp quy định tại khoản 2, Điều 89.

+ Các công trình thuộc vào bí mật quốc gia, công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị cấp tỉnh trở lên, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;

+ Các công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng, Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư xây dựng;

+ Các công trình xây dựng tạm để phục vụ xây dựng công trình chính;

+ Các công trình xây dựng theo tuyến ở ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt trước đó hoặc đã được chấp thuận về hướng tuyến công trình bởi cơ quan có thẩm quyền;

+ Các công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định thiết kế xây dựng;

+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có số tầng thấp hơn 7 và tổng diện tích sàn nhỏ hơn 500 mét vuông, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng;

+ Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, hay ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình và các công trình bên trong;

+ Sửa chữa, cải tạo thay đổi mặt ngoài kiến trúc không tiếp giáp với mặt đường đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư được duyệt và chỉ yêu cầu có Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

+ Các công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ trường hợp nhà ở xây dựng trong khu di tích lịch sử – văn hóa, khu bảo tồn, hoặc các công trình xây dựng ở nông thôn nhưng nằm trong khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt hoặc quy hoạch phát triển đô thị.

Trong trường hợp xây dựng công trình như là khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình theo tuyến ngoài đô thị, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn hay các dự án được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng, Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư không cần xin cấp giấy phép xây dựng nhưng cần phải nộp hồ sơ và thông báo đến địa phương nơi thi công xây dựng dự án để cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi và lưu hồ sơ.

Ngoài ra, tại Điều 12, Luật Xây dựng năm 2014 thì các hành vi xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng hay xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Vậy khi những công trình này xây dựng trái phép thì pháp luật có chế tài nào để xử phạt, ngăn chặn những hành vi này.

Căn cứ Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp xây dựng

-         Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo:

+ Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

-         Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép để xây dựng mới:

+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

-         Đối với trường hợp tổ chức thi công mà không có giấy phép xây dựng:

+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

-         Đối với công trình được miễn cấp phép xây dựng: 

Bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu xây dựng không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Ngoài ra, Chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp:

+ Công trình xây dựng sai cốt.

+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.

+ Thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền được duyệt.

+ Lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.

+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình bảo vệ quốc phòng an ninh, hành lang an toàn thông, hoặc cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét.

-         Đối với trường hợp đã bị xử phạt về xây dựng trái nội dung trên giấy phép, hoặc không có giấy phép mà còn tái phạm:

+ Đối với trường hợp công trình là nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu tái phạm chủ đầu tư còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong thời hạn 12 tháng (nếu có) và các công trình xây xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép có thể bị áp dụng biện pháp yêu cầu khắc phục hậu quả:

+ Đối với công trình đã hoàn tất xây dựng thì bị buộc tháo dỡ công trình, và phần công trình vi phạm.

+ Đối với trường hợp công trình đang thi công thì bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu dừng thi công công trình sai phạm.

Tuy nhiên, có nhiều công trình xây dựng trái phép nhưng không bị tháo dỡ. Những trường hợp này được quy định tại Điều 79, Nghị định 139/2017/NĐ-CP,  Nghị định số 121/2013/NĐ-CP , Nghị định số 180/2007/NĐ-CP

-         Trường hợp hành vi xây dựng công trình trái phép xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018:

+ Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng.

+ Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng)

-         Trường hợp Hành vi vi phạm kết thúc trước ngày 15/01/2018;

+ Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo.

+ Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới.

+ Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.

+ Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

+ Hành vi xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai thiết kế được phê duyệt theo quy định của Nghị định 23/2009/NĐ-CP mà đã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, nhưng đến ngày 30/11/2013 vẫn chưa thực hiện.

-HT-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm