HÀNH VI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Đặt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Rất nhiều người vì thù oán cá nhân mà đã thực hiện những hành vi nhằm hạ thấp, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Hành vi này đã được quy định chi tiết trong BLHS 2015, tuy nhiên, nếu hành vi này xảy ra trên mạng xã hội thì sẽ giải quyết ra sao? Cùng tìm hiểu với Luật Vì Chân Lý THEMIS qua bài viết dưới đây!!!

Hành vi làm nhục người khác đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loại tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội phạm:

- Về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kể người nào từ đủ 16 trở lên theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự có nghĩa là người này không mắc các bệnh về tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, có thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và chủ động điều khiển hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm người khác của mình.

- Về mặt chủ quan:

Chủ thể của tội phạm này nhận thức rõ hành vi làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật và để lại hậu quả cho người bị hại là danh dự, nhân phẩm của người này bị hạ thấp, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó. Vì thế, lỗi của người phạm tội làm nhục người khác là lỗi cố ý trực tiếp.

Mục đích của hành vi này là hạ thấp danh dự, nhân phẩm người bị hại bởi nhiều động cơ khác nhau: ghen tuông, thỏa mãn thú vui,…

- Về mặt khách thể:

Khách thể của tội phạm này là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân được Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ.

- Về mặt khách quan:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này là hành vi xúc phạm NGHIÊM TRỌNG nhân phẩm, danh dự của người khác.

Hành vi này có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành động:

+ Bằng lời nói:

Sử dụng những lời lẽ tục tĩu, chửi bới, sỉ nhục, lăng mạ,… người bị hại trước mặt người khác hoặc dưới sự chứng kiến của nhiều người nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự và nhân phẩm của họ.

+ Bằng hành động:

Thực hiện những hành động không đúng chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội với người bị hại tại nơi đông người, trước sự chứng kiến của người khác như: lột, xé quần áo; ném chất thải vào người, phương tiện, nhà ở;… Cũng có thể là những hành động được thực hiện lúc vắng mặt người bị hại nhưng người phạm tội có ý thức công khai những việc làm này với cùng mục đích là làm nhục người bị hại như: đăng bài chửi bới lên các trang mạng xã hội, tung ảnh nóng lên mạng xã hội,…

Lưu ý, người bị hại phải bị xúc phạm NGHIÊM TRỌNG đến nhân phẩm, danh dự. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi làm nhục phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của cả người phạm tội và người bị hại, kết hợp với các yếu tố khác như: cường độ, thời gian kéo dài của hành vi; trình độ nhận thức; vị thế, vai trò của người bị hại trong xã hội; dư luận xã hội… Đặc biệt, dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng để xác định việc nhân phẩm, danh dự của người bị hại có bị xâm phạm nghiêm trọng hay không.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức NGHIÊM TRỌNG.

Nếu những hành vi làm nhục chỉ là những lời lẽ thiếu văn hóa, chửi bới trước đám đông hay những hành động đơn giản như hất nước, ném đồ,… chưa đạt đến mức NGHIÊM TRỌNG thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”.

Hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Đối với trường hợp các hành vi làm nhục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác xảy ra trên mạng xã hội, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 101.

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”


TẢI MẪU ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM KÈM HƯỚNG DẪN Ở ĐÂY.  

 

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm