TỘI LẠM QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Thế nào là lạm quyền trong khi thi hành công vụ? Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định thế nào trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành? Cùng trả lời những câu hỏi qua bài viết dưới đây của Luật Vì Chân Lý THÉMIS.

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, đã vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân mà vượt quá quyền hạn của mình để làm trái với công vụ được giao, gây nên thiệt hại cho cơ quan, tổ chức hoặc thiệt hại cho Nhà nước, xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Người có chức vụ, quyền hạn thi hành công vụ bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân… được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ phù hợp với quyền hạn theo quy định.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Căn cứ pháp lý

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 357 BLHS 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”.

Cấu thành tội phạm

- Về chủ thể

Chủ thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn và thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian thi hành công vụ của mình.

- Về khách thể

Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đồng thời xâm phạm gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Về mặt chủ quan

Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ với lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn cố ý thực hiện vì mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế.

Động cơ để người phạm tội thực hiện hành vi là vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác. Các động cơ cá nhân khác là lợi ích phi vật chất như: quyền lực, chức vụ, địa vị, tình cảm, danh vọng…

- Về mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm 2 hành vi mà người phạm tội thực hiện song song với nhau là: Hành vi lạm quyền và hành vi làm trái công vụ.

Hành vi lạm quyền là hành vi người phạm tội đã vượt quá của chức vụ, quyền hạn của mình. Quyền hạn này thường do pháp luật quy định thông qua Luật tổ chức cơ quan, tổ chức, Luật Tố tụng Hình sự,…

Hành vi làm trái công vụ được hiểu là người phạm tội đã không thực hiện công vụ của mình hoặc có thực hiện nhưng thực hiện sai hoặc chưa đầy đủ công vụ đó, gây ra thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất (danh dự, uy tín, xáo trộn hoạt động của Nhà nước, cơ quan, tổ chức Nhà nước…)

Hậu quả của hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ là những thiệt hại nêu trên. Tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả gây ra thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm