Vi bằng là gì ?

 

Hiện nay, một số người dân khi tiến hành mua bán nhà đất thường lựa chọn lập vi bằng để tạo ra sự “an tâm” trong giao dịch. Đặc biệt là đối với hoạt động mua nhà đất dạng “phân lô bán nền” hoặc những căn nhà không đủ điều kiện ra sổ (tức là không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Không ít người vẫn ngộ nhận rằng vi bằng có giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực và là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua. Chính sai lầm này đã dẫn tới một số rủi ro cho các bên trong quá trình mua bán.

Công ty TNHH VICHANLY LAW tư vấn cho quý khách hàng về bản chất của vi bằng như sau:

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC thì vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nó được hiểu là một tài liệu bằng văn bản hoặc có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

Tài liệu này có giá trị như một nguồn chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Có nhiều câu hỏi được gửi đến bộ phận tư vấn của công ty với vấn đề: Lập vi bằng để thực hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có giá trị pháp lý như thế nào?

Theo như phân tích ở trên cùng với các quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở thì việc chuyển nhượng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Nếu các bên không thực hiện thủ tục này mà chỉ lập vi bằng để tiến hành mua bán thì giao dịch này sẽ không có hiệu lực. Do đó, bản chất các trường hợp mua nhà bằng vi bằng đều bất hợp pháp do không tuân thủ các hình thức theo quy định của pháp luật. Vì không đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật nên khi xảy ra tranh chấp cần đến sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các giao dịch đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Vi bằng không được xem là cơ sở để “sang tên đổi chủ”

Như đã nêu ở trên, bản chất của vi bằng chỉ là bằng chứng ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ trên thực tế là có diễn ra chứ không chứng nhận tính đúng/ sai về mặt pháp lý đối với việc mua bán tài sản giữa các bên, kể cả mua bán nhà, đất.

Chính vì vậy nó không có giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực và không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua.

 

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luatsuthanhdat / Luật Vichanly Law

Zalo : 03.2518.2518 / 0937.854.000 

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm