DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÓ ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG KHI CHỦ DOANH NGHIỆP BỊ BẮT?

Khi người đứng đầu bị tạm giam hoặc bắt giữ, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều thách thức về quản lý, vận hành và duy trì các hoạt động kinh doanh gây ra nhiều lo ngại về khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý.

 Chủ doanh nghiệp tư nhân bị bắt thì doanh nghiệp tư nhân có được hoạt động bình thường hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:“Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thì thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.”

Theo quy định trên, khi chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị xử lý hành chính tại các cơ sở đặc biệt (như cơ sở cai nghiện hay cơ sở giáo dục bắt buộc), doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường nếu chủ doanh nghiệp ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc ủy quyền này cần phải được lập thành văn bản và theo đúng quy định của pháp luật.

Vậy nếu không thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải giải quyết thế nào để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình và doanh nghiệp?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nếu chủ doanh nghiệp không thể tiếp tục điều hành do các vấn đề pháp lý, doanh nghiệp có thể chuyển sang tình trạng "tạm ngừng kinh doanh". Đây là một biện pháp hợp pháp để doanh nghiệp dừng các hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định, nhưng vẫn giữ được quyền lợi pháp lý và các nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước và các bên liên quan. Đây là phương án giúp bảo vệ quyền lợi của chủ doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng mất kiểm soát hoặc bị giải thể trong thời gian vắng mặt lãnh đạo.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh trong khoảng thời gian không quá 01 năm. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-VT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm