QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Việc xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản là điều kiện để thương nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nếu không có giấy phép này, cơ quan hải quan sẽ không thể cấp phép cho hàng hoá được thông quan. Vậy pháp luật hiện nay quy định về điều kiện xin giấy phép xuất khẩu thuỷ sản như thế nào? Thủ tục đăng ký giấy phép xuất khẩu thủy sản ra sao? Và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu thủy sản cần chuẩn bị gì?
 Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi, Công ty Luật vì chân lý Themis tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Điều kiện xin giấy phép xuất khẩu thuỷ sản

Để xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, đáp ứng điều kiện để xin cấp là điều quan trọng. Bởi, nếu thương nhân không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì hồ sơ khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền sẽ không được xét duyệt.

Khi xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), thương nhân cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.

- Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Với Giấy chứng nhận y tế (HC) thì cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Doanh nghiệp xin giấy chứng nhận y tế phải đáp ứng được các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước nhập khẩu theo hợp đồng hợp tác đôi bên hoặc thông qua các điều ước. Thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có liên quan.

2. Thủ tục đăng ký giấy phép xuất khẩu thủy sản

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, thủ tục cấp được thực hiện như sau:

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, theo đó, thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC), tại Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu thủy sản

Để hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ khi làm thủ tục xin cấp.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm:

- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC) tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT gồm:

- Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

- Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-DT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm