LY HÔN VÌ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Tình huống: Anh chị Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi rượu chè suốt ngày về chửi mắng đánh đập vợ con. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng không chịu ký thì phải làm sao? Tôi có 1 bé gái được hơn 2 tuổi, tôi muốn được quyền nuôi bé có được không? Và chồng tôi dọa tôi rằng nếu tôi ly hôn thì tôi ở đâu chồng tôi sẽ phá ở đấy. Bây giờ tôi phải làm sao?
              Đầu tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis chúng tôi. Về các vấn đề cần tư vấn của bạn, chúng tôi xin phép giải đáp như sau:

1. Có ly hôn được khi chồng không chịu ký không?

Căn cứ tại Khoản 1 và 2 Điều 51 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“ Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Như vậy vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn và nếu chứng minh được người chồng bạo lực người vợ có quyền yêu cầu ly hôn

Và theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Nếu bạn muốn ly hôn mà không có sự đồng ý của chồng, bạn cần nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Khi tòa án tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thủ tục, cả hai bạn sẽ được yêu cầu có mặt tại tòa. Nếu chồng bạn không có mặt mà không có lý do chính đáng sau hai lần triệu tập, tòa án có thể tiến hành xử lý vắng mặt.

2. Bạn có một bé gái hơn 2 tuổi muốn giành quyền nuôi bé được không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, cháu bé nhà bạn mới được hơn 2 tháng tuổi thì người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ là bạn vì bé vẫn dưới 36 tháng tuổi. Trừ trường hợp bạn không đủ khả năng chăm sóc con về điều kiện kinh tế, thời gian chăm sóc, chỗ ở, nơi giáo dục, tâm lý, đạo đức không được tốt, điều kiện học tập sinh hoạt của con,..... Để đảm bảo hơn về quyền nuôi con của mình thì bạn có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh hành vi bạo lực, đánh đập làm ảnh hưởng tới tâm lý của con

3. Đối với việc chồng dọa sẽ quấy phá bạn nên làm gì?

Cung cấp các bằng chứng chứng minh việc người chồng có hành vi quấy phá hoặc đe dọa. Sau đó báo với cơ quan chức năng để cơ quan chức năng có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn

Đối với việc đe dọa bạn không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường khiến bạn sợ hãi, sợ bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm ép buộc bạn phải thực hiện các yêu sách của người đó, hành vi này không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính về hành vi đe dọa người khác được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định người nào có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trong trường hợp chồng bạn đe dọa đến tính mạng thì theo Điều 133 Luật Hình sự năm 2015:

"Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."

Trong trường hợp này, bạn có thể thu thập các chứng cứ cho thấy chồng bạn đe dọa, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của bạn và báo cáo với cơ quan công an để cơ quan công an can thiệp, có các biện pháp bảo vệ bạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm