LẬP DI CHÚC VỚI TÀI SẢN ĐANG THẾ CHẤP

Lập di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản về việc để lại tài sản của mình cho người thừa kế sau khi chết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có những phần tài sản của người lập di chúc đang thế chấp với một cá nhân hay tổ chức tín dụng nào và chưa có điều kiện để giải chấp, vậy với những tài sản đang thế chấp này, người lập di chúc có quyền để lại cho những người thừa kế? Và có phải thông qua bên nhận thế chấp?

 

          Lập di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản về việc để lại tài sản của mình cho người thừa kế sau khi chết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có những phần tài sản của người lập di chúc đang thế chấp với một cá nhân hay tổ chức tín dụng nào và chưa có điều kiện để giải chấp, vậy với những tài sản đang thế chấp này, người lập di chúc có quyền để lại cho những người thừa kế? Và có phải thông qua bên nhận thế chấp?

          Căn cứ Khoản 8 Điều 320 Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì nghĩa vụ của người thế chấp như sau:

          “8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

          Nội dung của khoản 4 và khoản 5 Điều 321 BLDS 2015 như sau:

          “4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”

          Như vậy, pháp luật không cấm người để lại di sản lập di chúc phần tài sản đang thế chấp, vậy họ vẫn có quyền lập di chúc với phần tài sản đó. Về bản chất, việc lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người nhận thế chấp, vì trong BLDS 2015 có quy định về các trường hợp phần thừa kế là tài sản đang được thế chấp như sau:

          - Trường hợp thời điểm mở thừa kế mà tài sản vẫn đang thế chấp thì những người hưởng thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (căn cứ Khoản 1 Điều 615 BLDS 2015).

          - Trường hợp di sản để lại cho người thừa kế là tài sản thế chấp đã được xử lý vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực (căn cứ Khoản 3 Điều 643 BLDS 2015).

          Vậy, khi tài sản đang thế chấp người lập di sản vẫn có quyền lập di chúc đối với phần tài sản đó. Người lập di chúc có thể lựa chọn các cách lập di chúc như sau:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

          - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự);

- Di chúc bằng văn bản có công chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

          - Ngoài ra, còn có thể lập di chúc bằng miệng, tuy nhiên phải có đủ các điều kiện được pháp luật quy định thì di chúc miệng mới có hiệu lực.

          Lưu ý, để di chúc hợp pháp thì người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Và đối với hình thức lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực đối với phần di sản là bất động sản thì phải có Giấy chứng nhận thì mới được công chứng, chứng thực, người lập di chúc có thể liên hệ với bên nhận thế chấp để nhờ bên nhận thế chấp mang theo Giấy chứng nhận đến văn phòng công chứng để thực hiện việc lập di chúc.

-XT-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm