CÓ ĐƯỢC XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT NHÀ THỜ HỌ KHÔNG?

Hiện nay vợ chồng tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 mảnh đất. Trước đây mảnh đất này xây dựng nhà thờ họ, cuối năm ngoái, dòng họ tôi có thống nhất di dời nhà thờ họ sang vị trí mới. Vậy cho vợ chồng tôi hỏi, chúng tôi có được xây nhà ở trên đất này để sinh sống lâu dài được không?

 

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư Vì Chân Lý Themis chúng tôi. Về các vấn đề cần tư vấn của bạn, chúng tôi xin phép giải đáp như sau:

Trước hết, theo như những gì vợ chồng bạn đã trình bày, cần phải hiểu rõ đất xây nhà thờ họ là loại đất gì? Căn cứ theo Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định “Đất tín ngưỡng bao gồm “đất có công trình đình đền miếu, am, từ đường, nhà thờ họ”, và theo Điểm g Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 về Phân loại đất của đất phi nông nghiệp“…g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng”, có thể biết quy định về đất nhà thờ họ là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất tín ngưỡng.

Cũng tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai quy định, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nông nghiệp. Giờ gia đình vợ chồng bạn muốn xây nhà để sống lâu dài trên đất nhà thờ họ, vậy theo quy định của pháp luật thì mục đích sử dụng đất của bạn phải là đất ở. Hiện tại, như đã phân tích thì mảnh đất đó thuộc loại đất tín ngưỡng. Gia đình muốn xây nhà thì phải chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở.

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất phải dựa trên: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ hai, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai, quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định trường hợp: “Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở”.

Như vậy, để vợ chồng bạn xây nhà ở lâu dài trên đất thì vợ chồng bạn phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng từ đất tín ngưỡng sang đất ở. Thế nhưng, việc có được chuyển mục đích sử dụng hay không còn phục thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, trong trường hợp của hai vợ chồng bạn, có một lưu ý, việc hai vợ chồng bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà trước đây đất xây dựng nhà thờ họ, thì hai vợ chồng bạn phải kiểm tra chính xác xem đất đấy là thuộc trường hợp sử hữu riêng hay thuộc trường hợp sở hữu chung và vợ chồng bạn là đại diện đứng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là nhà thờ họ thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy đối với mảnh đất xây nhà thờ họ trên sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, Tại Khoản 1 Điều 211 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng hộ đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung”. Cũng tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này quy định các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt và đây là tải sản chung hợp nhất không phân chia. Chính vì lẽ đó nên đất tín ngưỡng cụ thể là đất nhà thờ họ là sở hữu chung. Để thuận tiện và dễ dàng cho việc quản lý và đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, các dòng họ sẽ cử một người ra đứng tên đại diện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đại diện thực hiện các thủ tục liên quan. Nhưng không có nghĩa là đất nhà thờ họ là đất thuộc quyền sử dụng riêng của cá nhân đó.

Từ những kinh nghiệm thực tế, việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nhà thờ họ là vô cùng quan trọng để tránh tranh chấp xảy ra và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng với phần tài sản chung của dòng họ. Vậy nên, vợ chồng bạn cần kiểm tra lại kỹ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang 1 của sổ đỏ có ghi là: “Ông (bà)… địa chỉ…CMND… Là đại diện của dòng họ …” hay không. Nếu có thì mảnh đất trên là tài sản chung của dòng họ, và vợ chồng bạn không thể xây nhà ở lâu dài trên mảnh đất đó được.

            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

 

-TL-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC


 

 


 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm