SANG TÊN SỔ ĐỎ KHI ĐỒNG SỞ HỮU BỊ MẤT NHẬN THỨC

Câu hỏi: Bố mẹ chồng em có 1 thửa đất, đã có sổ đỏ, sổ đỏ ghi hộ gia đình. Trong sổ hộ khẩu gia đình em có bà nội em, năm nay đã 93 tuổi, giờ bà già yếu, bị lẫn và không đi lại được. Khi ra công chứng làm thủ tục thì bên công chứng yêu cầu phải làm thủ tục tuyên bố bà bị mất năng lực hành vi dân sự ra Tòa án thì sau đó mới làm được. Em muốn hỏi, có cách nào khác để bố mẹ chồng em tặng cho sang cho chồng em được không?

 

          Câu hỏi: Bố mẹ chồng em có 1 thửa đất, đã có sổ đỏ, sổ đỏ ghi hộ gia đình. Trong sổ hộ khẩu gia đình em có bà nội em, năm nay đã 93 tuổi, giờ bà già yếu, bị lẫn và không đi lại được. Khi ra công chứng làm thủ tục thì bên công chứng yêu cầu phải làm thủ tục tuyên bố bà bị mất năng lực hành vi dân sự ra Tòa án thì sau đó mới làm được. Em muốn hỏi, có cách nào khác để bố mẹ chồng em tặng cho sang cho chồng em được không?

Luật sư tư vấn:

          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Vì Chân lý Themis. Đối với các yêu cầu cần tư vấn của bạn chúng tôi xin phép giải đáp như sau:

          Trong trường hợp của bạn, căn cứ theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì sổ Đỏ cấp cho hộ gia đình có nghĩa rằng những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Theo thông tin bạn cung cấp, sổ Đỏ được cấp cho hộ gia đình, như vậy những người có trong sổ hộ khẩu thời điểm nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đều có quyền đối với mảnh đất trên, việc tặng mảnh đất này cho bố bạn thì cần phải có sự đồng ý của những người trong hộ gia đình. Có nghĩa rằng, cần có sự đồng ý của bà nội bạn.

          Theo như bạn cung cấp thì bà nội bạn tuổi tác đã cao bị lẫn và không đi lại được, như vậy bà của bạn có thể thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Tại Điều 22 BLDS 2015 có quy định về người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

          “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

          …

          2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

          Như vậy, giao dịch dân sự của bà nội bạn phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, theo Điều 59 BLDS 2015 người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự không có quyền định đoạt tài sản của người được giám hộ, chỉ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Cụ thể điểu này được quy định như sau:

          “1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

          Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

          Có nghĩa rằng, sau khi bạn thực hiện thủ tục và Tòa án ra quyết định tuyên bố bà nội bạn mất năng lực hành vi dân sự, đối chiếu vào quy định của pháp luật bạn phải xem xét việc tặng cho quyền sử dụng đất cho bố bạn có được coi là vì lợi ích, nhu cầu thiết yếu của bà nội hay không thì người giám hộ của bà nội bạn mới có thể thay mặt bà thực hiện các thủ tục liên quan đến việc tặng cho.

          Quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi cho những người bị mất năng lực hành vi dân sự, nên những giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho tài sản nhất là những tài sản cần sự đồng ý của người mất năng lực hành vi dân sự như đất đai, nhà cửa rất khó để thực hiện, trừ khi việc chuyển nhượng, tặng cho nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, lợi ích cho bà bạn, điều này để đảm bảo và bảo vệ quyền lợi tuyệt đối cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.

          -XT-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm