TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn và dần trở nên khó kiểm soát. Hành vi gian dối, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đã được quy định cụ thể tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Để giúp bạn có 1 cái nhìn tổng quát hơn về loại tội phạm này, Luật Vì Chân Lý Themis đã phân tích 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm dựa trên 1 ví dụ minh họa trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!!!
Câu hỏi tình huống:

Tôi có 1 người em, sinh năm 2003, quen biết ngoài xã hội, tối hôm trước nó bảo mượn xe tôi (xe Vision 2023 màu đen) và 3.000.000 đồng (qua chuyển khoản) để đi chơi với bạn và hứa sáng hôm sau sẽ trả lại xe còn tiền thì 1 tuần sau đó. Vì tin tưởng nên tôi đã cho mượn cả xe và tiền. Ngay trong đêm hôm đó, tôi đã gọi 5 cuộc điện thoại nhưng nó đều tắt máy, không nghe. Từ hôm đó đến giờ, mặc dù đã tìm mọi cách nhưng tôi vẫn không thể liên lạc lại được. Giờ tôi muốn viết đơn tố giác để nộp lên công an, tôi muốn hỏi trong trường hợp này là đang phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ạ?

Trả lời:

Theo quan điểm của Luật sư, dựa trên nội dung anh/chị vừa cung cấp, hành vi của người này có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (sau đây gọi là BLHS).

Hành vi của người em này của bạn đã đáp ứng đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

- Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này phải là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS và đồng thời có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, người em này sinh năm 2003, có nghĩa là trong khoảng từ 20 đến 21 tuổi (lớn hơn 16 tuổi), đây là độ tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo Luật quy định. Bên cạnh đó, dựa trên thông tin anh/chị cung cấp, người này cũng không mắc bệnh tâm thần hay bệnh nào khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Có nghĩa là, người phạm tội này nhận thức được rõ hành vi gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là trái với quy định của Pháp luật. Đồng thời thấy được trước hậu quả là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác bị chiếm đoạt trái Pháp luật và người đó mong muốn, để mặc hậu quả này xảy ra.

Lưu ý, ý thức thực hiện hành vi gian dối phải có trước thời điểm tiến hành giao tài sản giữa 2 bên. Để phân biệt được 2 tội danh như anh/chị nêu ở câu hỏi, điều quan trọng nhất là xác định được ý thức thực hiện hành vi gian dối là trước hay sau thời điểm chiếm đoạt tài sản.

Người em trong trường hợp này đã nói dối bạn về mục đích mượn xe và tiền là để đi chơi và hẹn ngày trả lại nhưng ngay sau đó đã không thể liên lạc được. Điều này đồng nghĩa với việc đã có ý thức thực hiện hành vi gian dối ngay từ thời điểm mượn xe và tiền của anh/chị.

- Khách thể của tội phạm:

Quan hệ xã hội được Pháp luật hình sự bảo vệ khỏi loại tội phạm này là quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.

Quyền sở hữu tài sản 1 xe máy Vision 2023 màu đen và số tiền 3.000.000 đồng của anh/chị đã bị người em này xâm phạm bằng những hành vi gian dối như đã phân tích ở trên.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

Đối với trường hợp của anh/chị, mặt khách quan của tội phạm là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của anh/chị, bao gồm:

+ 1 xe máy Vision 2023 (Vì xe đã qua sử dụng nên sẽ bị trừ khấu hao, tạm tính 20.000.000 đến 25.000.000 đồng).

+ Số tiền: 3.000.000 đồng (Nhận qua phương thức chuyển khoản).

Như vậy, tổng giá trị tài sản mà anh/chị bị người kia chiếm đoạt là khoảng từ 23.000.000 đồng đến 28.000.000 đồng. Trong khi đó, quy định của Luật về giá trị tài sản bị chiếm đoạt của tội phạm này chỉ là từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Kết luận:

Bạn nên viết đơn tố giác tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và nộp lên các cơ quan có thẩm quyền.

Nhằm phục vụ mục đích tố giác tội phạm, lấy lại công bằng và tài sản cho người bị hại, công ty Luật Vì Chân Lý Themis đã xây dựng và cung cấp những mẫu đơn tố giác tội phạm đi kèm với hướng dẫn chi tiết ở bên dưới. Bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

 

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm