VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA ĐẤT CÓ CẦN CÔNG CHỨNG KHÔNG ?

Anh N có một mảnh đất đứng tên hai vợ chồng anh. Nay anh N có phân chia đất đai cho các con trong gia đình bằng cách lập văn bản, nhờ 4 người làm chứng. Văn bản có chữ ký của các thành viên trong gia đình và 4 người làm chứng. Anh N muốn được tư vấn liệu văn bản đó có hiệu lực trước pháp luật hay không và nếu không thì phải làm thế nào để văn bản đó có hiệu lực pháp luật.

     Từ Yên Bái, anh N đến với văn phòng chúng tôi xin được tư vấn về việc chia đất của gia đình anh. Qua trao đổi, nội dung sự việc được tóm tắt như sau:

Anh N có một mảnh đất đứng tên hai vợ chồng anh. Nay anh N có phân chia đất đai cho các con trong gia đình bằng cách lập văn bản, nhờ 4 người làm chứng. Văn bản có chữ ký của các thành viên trong gia đình và 4 người làm chứng. Anh N muốn được tư vấn liệu văn bản đó có hiệu lực trước pháp luật hay không và nếu không thì phải làm thế nào để văn bản đó có hiệu lực pháp luật.

Luật sư tư vấn:

Từ thông tin anh N cung cấp, có thể thấy rằng, văn bản phân chia đất đai cho các con của anh H là hợp đồng tặng cho bất động sản.

Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất đông sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Luật đất đai 2013 cũng quy định về việc chuyển quyền sử dụng đất như sau:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

…”

Như vậy, nếu văn bản chia đất của gia đình anh N mà không có công chứng hoặc chứng thực thì văn bản này không có hiệu lực pháp luật. Để việc chia đất có hiệu lực pháp luật, thì văn bản tặng cho này phải có công chứng sau đó thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai tại nơi có đất.

Sau khi được Công ty tư vấn, gia đình anh N đã thực hiện chia đất thuận lợi, anh N rất hài lòng và cảm ơn sự tư vấn tận tình của công ty.  

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

 

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luatsuthanhdat / Luật Vichanly Law

Zalo : 03.2518.2518 / 0937.854.000 

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm