ĐỒNG PHẠM VÀ PHÂN LOẠI ĐỒNG PHẠM

Đồng phạm là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, đồng phạm được quy định tại Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể sẽ được chúng tôi phân tích trong bài viết dưới đây!

1.    Khái niệm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 quy định về Đồng phạm:

“ 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

Theo đó, đồng phạm được coi là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Trong đó, Khoản 3,4 Điều 17 BLHS 2015 cũng quy định về người đồng phạm bao gồm tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

-        Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

-        Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm

-        Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

-        Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm

Ngoài ra, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

2.    Phân loại đồng phạm

Tại khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 đã quy định có 04 loại người đồng phạm đó là: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

 “3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

2.1.         Người thực hành

Theo quy định của Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”

Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm có thể được biểu hiện như sau:

-        Trường hợp thứ nhất:

Trực tiếp thực hiện tội phạm thể hiện ở việc trực tiếp thực hiện hành vi thoả mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm được quy định tại điều luật cụ thể. Phần các tội phạm của BLHS.

Người trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường là người tự mình thực hiện hành vi được quy định là dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi có thể không sử dụng hoặc có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội tác động vào đối tượng phạm tội gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

-        Trường hợp thứ hai:

Người trực tiếp thực hiện tội phạm còn có thể không tự mình thực hiện hành vi trực tiếp tác động đến đối tượng tác động của tội phạm mà có thể hành động tác động đế người khác để người đó thực hiện hành vi trực tiếp tác động đến đối tượng của tội phạm. Những người mà người phạm tội có thể tác động đến để thực hiện hành vi ý định phạm tội của mình, bao gồm:

+ Người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

+ Người không có năng lực trách nhiệm hình sự

+ Người không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (không có lỗi) hoặc có lỗi vô ý do nhận thức sai lầm hành vi của mình.

Người thực hành là người giữ vai trò là trung tâm vụ đồng phạm. Bởi hành vi của người thực hành trực tiếp tác động đến đối tượng, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hộ là khách thể trực tiếp của tội phạm

2.2.         Người tổ chức

"Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm". Quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 thể hiện vai trò của người tổ chức trong đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể dưới các dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy nhóm đồng phạm.

Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương và phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.

Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng người trong nhóm, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.

Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang trong việc thực hiện tội phạm cụ thể.

Tóm lại, người tổ chức là người tổ chức ra nhóm đồng phạm hoặc là người tổ chức việc cùng thực hiện tội phạm của nhóm đồng phạm. Người chủ mưu và người cầm đầu là người tổ chức ra nhóm đồng phạm để cùng thực hiện tội phạm cụ thể. Người cầm đầu cũng có thể đồng thời là người tổ chức việc thực hiện tội phạm cụ thể như người chỉ huy. Những vai trò trên có thể do những người phạm tội khác nhau đảm nhận, nhưng cũng có thể chỉ do một người nắm giữ.

2.3.         Người xúi giục

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu rõ: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.”

Người xúi giục là người có hành vi tác động đến ý thức, tư tưởng của người khác làm cho người bị xúi giục thực hiện tội phạm. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã xúi giục người khác tham gia vào việc phạm tội đó. Cũng có thể người xúi giục chỉ có hành vi kích động, thúc đẩy người khác vố đã có ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện tội phạm để họ đưa ra quyết định thực hiện tội phạm trên thực tế.

Người xúi giục có thể vừa xúi giục người khác thực hiện tội phạm vừa trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm với người bị xúi giục.

Hành vi này được thể hiện ở đặc điểm:

-        Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là phải trực tiếp tác động vào một hoặc một số người nhất định nhằm gây ra một tội phạm nhất định. Những lời kêu gọi, hô hào chung chung, không hướng tới những người xác định, không trực tiếp nhằm thực hiện một tội phạm nhất định thì không phải là hành vi xúi giục.

-        Hành vi này phải cụ thể, nghĩa là phải hướng tới việc thực hiện một tội phạm nhất định. Việc truyền bá, phổ biến những tư tưởng xấu cho một người hoặc một số người khiến những người này đi vào con đường phạm tội phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm.

-        Lỗi phải là lỗi cố ý trực tiếp.

2.4.         Người giúp sức

Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người giúp sức là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.

Đặc điểm của người giúp sức là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người đồng phạm khác thực hiện tội phạm. Nói cách khác, trong đồng phạm, người giúp sức có thể thực hiện hành vi giúp sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần cho những người đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội.

-        Giúp sức về vật chất có thể được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, như cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại… để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm.

-        Giúp sức về tinh thần có thể được biểu hiện ở việc đưa ra những chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp sơ đồ nơi gây án, tình hình, quy luật hoạt động của nhân viên bảo vệ, của chủ nhà… Hành vi giúp sức về tinh thần tạo cho người thực hành có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm và củng cố quyết tâm thực hiện tội phạm của người đó.

-        Hành vi giúp sức có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm