TỘI CƯỠNG DÂM LÀ GÌ? TỘI CƯỠNG DÂM BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Cưỡng dâm là 1 trong những tội phạm xâm hại tình dục nguy hiểm và diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy hành vi như thế nào được coi là cưỡng dâm? Tội cưỡng dâm bị xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý THEMIS sẽ giúp bạn đọc có 1 góc nhìn chi tiết hơn về tội phạm này. Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây!
Cưỡng dâm là gì?

Hành vi cưỡng dâm được quy định tại khoản 1 Điều 143 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: Cưỡng dâm là hành vi “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.”.

Trong đó:

- “Giao cấu” là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Hành vi giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện, không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa.

- “Hành vi quan hệ tình dục khác” là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính, sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (tay, chân, lưỡi,…), dụng cụ tình dục để xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

- “Người lệ thuộc” là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về:

+ Vật chất: Người bị hại được nuôi dưỡng, trợ giúp về điều kiện sinh sống bởi người phạm tội,…;

+ Giáo dục: Người bị hại là học sinh, sinh viên và người phạm tội là giáo viên, giảng viên,…;

+ Công việc: Người phạm tội là thủ trưởng, trưởng phòng, cấp trên trực tiếp và người bị hại là nhân viên thuộc quyền…;

+ Xã hội: Người phạm tội là bác sĩ, người bị hại là bệnh nhân,…;

+ Tín ngưỡng: Người bị hại là 1 tín đồ và người phạm tội là người có chức sắc trong tổ chức tôn giáo đó.

- “Người đang ở trong tình trạng quẫn bách” là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không thể tự mình khắc phục mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác

Ví dụ: Bệnh nhân không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo, phụ huynh không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo cho con cái, phụ huynh không có tiền để chuộc con đang bị bắt cóc tống tiền…

Cấu thành tội phạm tội cưỡng dâm

- Về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội cưỡng dâm là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm được quy định tại Điều 143 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trường hợp chủ thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của tội này.

Tìm hiểu thêm về PHÂN LOẠI TỘI PHẠM.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể chủ thể của tội phạm này là nam hay nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số người phạm tội cưỡng dâm là nam.

- Về mặt chủ quan:

Mặt chủ quan được hiểu là yếu tố lỗi của tội phạm.

Đối với tội cưỡng dâm, lỗi của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Có thể hiểu, người phạm tội nhận thức được hành vi mà họ thực hiện là hành vi vi phạm Pháp luật và thấy trước được hậu quả của hành vi này nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm đạt được mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với nạn nhân.

- Về mặt khách thể:

Tội cưỡng dâm xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Lưu ý, người bị hại phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với người chưa đủ 16 tuổi, hành vi của người phạm tội có thể thuộc 1 trong 2 trường hợp:

+ TỘI CƯỠNG DÂM NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI THEO ĐIỀU 144 BLHS 2015;

+ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO ĐIỀU 142 BLHS 2015.

- Về mặt khách quan:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người phạm tội.

Khác với TỘI HIẾP DÂM, người phạm tội cưỡng dâm KHÔNG sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân mà sử dụng những thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, hứa hẹn,… Khi đó, do người bị hại đang bị lệ thuộc nên không thể tự do lựa chọn, không được đảm bảo về mặt tư tưởng, suy nghĩ mà phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người phạm tội.

Tội cưỡng dâm bị xử lý như thế nào?

Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Phạm tội cưỡng dâm thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Nhiều người cưỡng dâm 01 người;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Có tính chất loạn luân;

- Làm nạn nhân có thai;

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm

Phạm tội cưỡng dâm thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp tại khung 2, khung 3 thì xử phạt theo mức hình phạt quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 143 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỠNG DÂM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của 
Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 


📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm