Để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý, Khi sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên lưu ý một số vấn đề sau:
Để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý, Khi sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, xem xét kỹ điều kiện thực hiện hoạt động đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật đầu tư, xem doanh nghiệp nhận sáp nhập có kinh doanh ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo tuân thủ các điều kiện theo quy định.
Thứ hai, thẩm định chi tiết pháp lý liên quan đến các vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh. M&A nói chung, sáp nhập doanh nghiệp nói tiêng là hình thức tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh và gây ra hiện tượng độc quyền trên thị trường, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và xã hội, vì vậy cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Doanh nghiệp phải xác định thị phần của mình và dự tính thị phần kết hợp nếu thực hiện Sáp nhập và đặc biệt chủ động tự đánh giá quy mô doanh nghiệp của mình và doanh nghiệp mục tiêu. Ngoài ra, dựa trên các tiêu chí mà pháp luật đặt ra để xem xét nhóm tập trung kinh tế cần kiểm soát, doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện thông báo tập trung kinh tế theo quy định gồm: (i) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; (ii) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; (iii) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; (iv) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Thứ ba, thẩm định tình trạng pháp lý của các bên tham gia giao dịch. Trong giao dịch sáp nhập, đây là công đoạn quan trọng nhằm tạo ra căn cứ đưa ra kết luận về tính hợp pháp của các quyền và nghĩa vụ pháp lý doanh nghiệp mục tiêu đã xác lập. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định quan hệ pháp lý nội bộ của các cổ đông, thành viên doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hồ sơ dự án, quyền sử dụng đất, các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác đầu tư, hợp đồng đối với người lao động… từ đó có giải pháp hạn chế rủi ro và đưa ra quyết định sáp nhập phù hợp.
Thứ tư, xem xét, điều chỉnh và soạn thảo bằng văn bản tất cả các thỏa thuận quan trọng. Do tính chất phức tạp của hoạt động sáp mjaa[k và yếu tố quốc tế của sáp nhập xuyên quốc gia, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến hình thức của các hợp đồng giữa các bên nhằm có cơ sở pháp lý rõ ràng cũng như tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp nếu có trong tương lai. Các hợp đồng quan trọng cần xem xét như hợp đồng mua tài sản, hợp đồng tín dụng, các cam kết vay ngân hàng, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản công ty, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể... Đồng thời, soạn thảo chi tiết các hợp đồng trong giao dịch sáp nhập như thỏa thuận độc quyền và bảo mật, hợp đồng sáp nhập,…
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-DT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.