Theo pháp luật hiện hành, quy định về nhập khẩu hóa chất không chỉ liên quan đến khía cạnh thương mại mà còn tập trung vào an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và nguyên tắc quản lý rủi ro. Điều này đặt ra một loạt các yêu cầu và quy định mà doanh nghiệp cần tuân thủ để tránh các hậu quả tiêu cực và vi phạm pháp luật. Vậy có những câu hỏi nào cần được trả lời khi nhập khẩu hóa chất?
Theo pháp luật hiện hành, quy định về nhập khẩu hóa chất không chỉ liên quan đến khía cạnh thương mại mà còn tập trung vào an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và nguyên tắc quản lý rủi ro. Điều này đặt ra một loạt các yêu cầu và quy định mà doanh nghiệp cần tuân thủ để tránh các hậu quả tiêu cực và vi phạm pháp luật. Vậy có những câu hỏi nào cần được trả lời khi nhập khẩu hóa chất?
1. Có cần phải khai báo khi nhập khẩu hóa chất không? Và khai báo những nội dung nào?
- Tại khoản 1 Điều 43 Luật hóa chất 2007, sửa đổi bổ sung 2018 có quy định rõ tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất với Bộ Công thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo hóa chất với cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Những nội dung cần khai báo cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 43 Luật hóa chất 2007, sửa đổi bổ sung 2018 như sau:
+ Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất;
+ Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ hóa chất
2. Nhập khẩu hóa chất đã khai báo có cần khai báo lần 2 không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về khai báo nhập khẩu như sau:
“Điều 27. Khai báo hóa chất nhập khẩu
.......
2. Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia
a) Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;
b) Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.
3. Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu
a) Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
b) Hóa đơn mua, bán hóa chất;
c) Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
d) Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
........
5. Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống
Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.
.......”
Từ quy định trên thì trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Bộ Công Thương thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi (đối với hình thức khai báo trực tiếp và đối với hóa chất nguy hiểm).
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có hóa đơn mua bán hóa chất thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận có thể nộp hợp đồng mua bán hóa chất và hóa đơn dự kiến. Hoá đơn mua bán hoá chất chính thức có đóng dấu, ký tên của lãnh đạo doanh nghiệp được nộp tại thời điểm đến nhận Giấy xác nhận.
Đối với hợp đồng mua bán hóa chất sử dụng cho nhiều lần nhập khẩu, từ lần nhập khẩu lô hàng tiếp theo của hợp đồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp hóa đơn mua bán hóa chất chính thức có đóng dấu, ký tên của lãnh đạo doanh nghiệp và bản photo Giấy xác nhận của lô hàng lần đầu có cùng hợp đồng.
Tóm lại việc nhập lại hóa chất đã khai báo trước đó vẫn phải tiến hành, không có quy định nào về việc miễn khai báo đối với các hóa chất đã thực hiện khai báo trước đó.
3. Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh mà trong đó có ít nhất 1 hóa chất thuộc Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng được quy định thì phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-DT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.