Việc bán doanh nghiệp tư nhân là một chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nhân và doanh nghiệp, có thể kể đến như: chuyển đổi vốn đầu tư, tập trung vào ngành nghề chiến lược hay tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp. Vậy những câu hỏi nào cần được trả lời khi bán doanh nghiệp tư nhân?
MỘT SỐ THẮC MẮC LIÊN QUAN BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Việc bán doanh nghiệp tư nhân là một chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nhân và doanh nghiệp, có thể kể đến như: chuyển đổi vốn đầu tư, tập trung vào ngành nghề chiến lược hay tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp. Vậy những câu hỏi nào cần được trả lời khi bán doanh nghiệp tư nhân?
1. Có phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi đã bán không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Thủ tục này giúp cập nhật thông tin chủ sở hữu mới của doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định thì trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán thì người mua phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán và người mua;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua;
- Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán.
2. Việc bán doanh nghiệp tư nhân có phải là hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp hiện nay không?
Việc bán doanh nghiệp tư nhân thường được xem xét như một hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp. Nó có thể là một phần của chiến lược tái cấu trúc, với các mục tiêu sau:
- Tập trung chiến lược: Một trong những lý do chính để bán doanh nghiệp tư nhân là tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chiến lược. Việc loại bỏ các phần không cần thiết hoặc không liên quan đến chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tập trung vào những nguồn lực và hoạt động quan trọng.
- Tối ưu hóa cơ cấu tài chính: Bán doanh nghiệp tư nhân có thể là một phần của chiến lược tối ưu hóa cơ cấu tài chính. Điều này có thể bao gồm việc giảm bớt nợ, cải thiện hiệu suất tài chính, và tạo ra nguồn vốn để đầu tư vào các dự án chiến lược khác.
- Giải quyết vấn đề tài chính: Trong một số trường hợp, việc bán doanh nghiệp tư nhân có thể là giải pháp cho vấn đề tài chính hoặc nguy cơ mất cân đối tài chính trong doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển mới: Bán doanh nghiệp tư nhân có thể tạo ra nguồn vốn và cơ hội cho sự phát triển mới. Tiền thu được từ việc bán có thể được sử dụng để đầu tư vào các dự án mới, mở rộng hoặc nghiên cứu phát triển.
- Thích ứng với thay đổi thị trường: Thị trường kinh doanh liên tục thay đổi, và việc bán doanh nghiệp tư nhân có thể là một cách để thích ứng với những thay đổi này. Nếu có sự chuyển đổi trong nhu cầu của thị trường hoặc xu hướng kinh doanh, bán doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, quyết định bán doanh nghiệp tư nhân cần được đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó phản ánh chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
3. Khi bán doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp cũ có phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Bộ Luật lao động 2019 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi bán doanh nghiệp thì trong trường hợp người lao động bị thôi việc thì phải chi trả trợ cấp mất việc làm theo Điều 47 Bộ Luật lao động 2019.
Do đó, chỉ khi chủ doanh nghiệp cũ bán doanh nghiệp tư nhân dẫn đến việc người lao động bị thôi việc thì chủ doanh nghiệp cũ mới phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho người khác hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 192, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về bán doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
5. Việc bán doanh nghiệp tư nhân có làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân đó hay không?
Dưới đây là các trường hợp mà doanh nghiệp tư nhân bị dấm dứt sự tồn tại:
- Khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: Khi chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH từ hai thành viên trở lên;
- Khi doanh nghiệp giải thể: Việc giải thể doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp tư nhân, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp tư nhân phải giải thể;
- Khi doanh nghiệp phá sản theo Luật phá sản 2014;
- Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết: Về nguyên lý, người thừa kế của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành chủ nhân mới của doanh nghiệp này. Nhưng nếu người thừa kế không đáp ứng các điều kiện để trở thành một thương nhân hoặc không muốn vận hành doanh nghiệp tư nhân nữa thì doanh nghiệp bị chấm dứt sự tồn tại.
Do đó, từ những trường hợp đã nêu ở trên, một doanh nghiệp tư nhân được xem là chấm dứt sự tồn tại khi doanh nghiệp đó chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, giải thể, phá sản hay chủ doanh nghiệp tư nhân chết. Từ đó có thể thấy, việc bán doanh nghiệp tư nhân không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân, nó chỉ chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp từ người này sang người khác.
6. Doanh nghiệp tư nhân được bán lại cho 1 cá nhân với giá bán là 0 đồng thì hợp đồng mua bán nó có giá trị không?
Đầu tiên, về vấn đề giá của hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó suy ra, các bên có quyền thỏa thuận giá mua bán, có thể thỏa thuận là 0 đồng . Vì vậy, khi doanh nghiệp tư nhân được bán lại cho 1 cá nhân với giá bán là 0 đồng thì hợp đồng mua bán này vẫn có giá trị. Tuy nhiên cần lưu ý quy định tại điểm h khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nếu việc thỏa thuận giá 0 đồng không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế sẽ bị ấn định thuế.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-DT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.