CÁCH THỨC XỬ LÝ TÀI SẢN KHI KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa thế được pháp luật bảo hộ”. Bảo hộ quyền thừa kế tức là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có quyền thừa kế. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đã dành phần thứ tư để quy định về thừa kế, theo đó phần thứ tư bao gồm 04 Chương và 54 Điều. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực thi còn rất nhiều băn khoăn, một trong số đó là khúc mắc về việc xử lý di sản của người mất khi không có người thừa kế.


               Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa thế được pháp luật bảo hộ”. Bảo hộ quyền thừa kế tức là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có quyền thừa kế. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đã dành phần thứ tư để quy định về thừa kế, theo đó phần thứ tư bao gồm 04 Chương và 54 Điều. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực thi còn rất nhiều băn khoăn, một trong số đó là khúc mắc về việc xử lý di sản của người mất khi không có người thừa kế.

             Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, việc nhận di sản thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức: nhận thừa kế theo di chúc và nhận thừa kế theo pháp luật:

            - Nhận thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân chia phần di sản cho từng người thừa kế qua di chúc…

             - Nhận thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản… thì di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật.

Trường hợp không có người nhận thừa kế:

            Theo quy định của Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

- Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc:

              + Người để lại di sản không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế

              + Không có di chúc;

              + Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;

              + Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

 - Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật:

Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật là trường hợp không còn người thừa kế mà có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

              - Người thừa kế là cá nhân không là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai sau khi người để lại di sản chết.

- Trường hợp có người thừa kế nhưng thuộc các trường hợp:

               + Từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620 Bộ luật dân sự 2015);

               + Người không được nhận di sản thừa kế (Điều 621 Bộ luật dân sự 2015).

            Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Xử lý tài sản khi không có người thừa kế:

              Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).

- Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân:

            + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.

             + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.(Căn cứ Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP)

-  Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2018/NĐ-CP

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm: Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính; Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính; Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.

+ Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

+ Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

-S-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm