PHÂN BIỆT THOẢ THUẬN CHIA DI SẢN THỪA KẾ VÀ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ.

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

 

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

- Phân chia di sản thừa kế là hoạt động chấm dứt quyền chung đối với di sản của nhiều người. Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự 2015,

Ngoài ra theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng năm 2014 Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập  quyền sở hữu đối với tài sản của những người được chỉ định trong di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật tại thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014 Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Thủ tục hưởng di sản thừa kế nên đều phải tuân theo các quy định về thừa kế nêu tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết;

- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; Nếu không xác định được thì là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản;

- Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người này chết… 

Phân biệt thoả thuận chia di sản thừa kế  và khai nhận di sản thừa kế:

Tiêu chí

Thoả thuận chia di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế

1.Căn cứ pháp lý

Điều 57 Luật công chứng 2014

Bộ luật dân sự 2015

 

Điều 58 Luật công chứng 2014

Bộ luật dân sự 2015

Nghị định 29/2015/NĐ-CP

2. Đối tượng được hưởng

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di  chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng ngừơi.

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.

- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật

3.Ý nghĩa của người thừa kế

- Thỏa thuận phân chia từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng

- Phân chia di sản theo di chúc hợp pháp

Thỏa thuận không phân chia di sản đó

4. Các trường hợp thực hiện.

- thừa kế theo pháp luật

- thừa kế theo di chúc nhưng trong di chúc không xác định phần di sản được hưởng của từng người.

- chỉ có duy nhất một người được hưởng di sản thừa kế.

- Những người cùng được hưởng di sản thừa kế thoả thuận không phân chia di sản thừa kế.

5. Kết quả sau khi thực hiện thủ tục công chứng

- Xác định cụ thể phần di sản mỗi người thừa kế được hưởng theo pháp luật hoặc theo di chúc.

- Chuyển quyền sở hữu di sản cho một người thừa kế.

- Những người thừa kế là đồng sở hữu với toàn bộ di sản của người để lại thừa kế.

 

-S-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm