CON RIÊNG CỦA BỐ MÀ KHÔNG MANG HỌ BỐ NHẬN THÌ CÓ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT KHÔNG?

Thừa kế là một chế định phổ biến theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, khi người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực, việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật thông qua việc xác định hàng thừa kế. Vậy việc xác định hàng thừa kế để phân chia di sản có vai trò rất quan trọng. Người con riêng có quyền hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế hay không sẽ ảnh hướng rất lớn đến việc xác định hàng thừa kế và phân chia thừa kế.

        Thừa kế là một chế định phổ biến theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, khi người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực, việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật thông qua việc xác định hàng thừa kế. Vậy việc xác định hàng thừa kế để phân chia di sản có vai trò rất quan trọng. Người con riêng có quyền hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế hay không sẽ ảnh hướng rất lớn đến việc xác định hàng thừa kế và phân chia thừa kế.

Thứ nhất, quyền hưởng thừa kế của con riêng.

Trường hợp người bố mất không để lại di chúc nên phần tài sản của người bố sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất của người bố bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

…”

Như vậy, trong trường hợp con đẻ trong hàng thừa kế thứ nhất của bố sẽ bao gồm cả con trong và ngoài giá thú tức là con riêng. Pháp luật thừa nhận con đẻ dựa trên quan hệ huyết thống cho nên con riêng của người mất vẫn là con đẻ của người mất, vẫn có thể có quyền hưởng thừa kế của bố. Vì vậy chỉ cần người con riêng của bố bạn chứng minh được mối quan hệ huyết thống với bố của mình mà người bố chết không để lại di chúc thì con riêng sẽ được chi tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thủ tục nhận cha, con.

Người con riêng không mang họ bố, để hưởng thừa kế theo pháp luật của bố thì người con riêng phải thực hiện thủ tục nhận cha con để xác định quan hệ huyết thống bố con. Căn cứ theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 và Điểu 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ban hàng ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con, người yêu cầu đăng ký nhận bố, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm:

-  Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

-  Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ban hàng ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, người có yêu cầu nhận bố, con nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký nhận bố, con bao gồm các giấy tờ sau đây:

-  Tờ khai nhận bố, mẹ, con theo mẫu quy định.

-  Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ bố – con hoặc quan hệ mẹ - con.

-  Bản sao giấy tờ chứng minh nhân dân, chứng minh nơi thường trí ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

Về chứng cứ để chứng minh quan hệ bố, mẹ, con, Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTC đã làm rõ chứng cứ bao gồm một trong các giấy tờ sau:

-  Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ bố con.

-  Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ bố, con như trên thì các bên nhận bố, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ bố, con theo Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTC, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ bố, con.

Thời gian giải quyết: căn cứ theo Khoản 2 Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận bố, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận bố, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc

Như vậy, sau khi thực hiện xong thủ tục nhận cha con, người con riêng sẽ được Tòa án sẽ công nhận mối quan hệ cha con. Và khi đó, người con riêng của người bố vẫn có điều kiện để hưởng thừa kế phần di sản của người bố theo pháp luật.

-BL-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

 FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: SỐ 29, TỔ 8, PHƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm