MẸ CÓ QUYỀN CHO CON TOÀN BỘ DI SẢN KHI BỐ CHẾT KHÔNG?

Xã hội ngày nay, với sự phát triển nhanh và mạnh về kinh tế và văn hoá thì những vấn đề pháp lý về thừa kế và giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là một vấn đề nan giải khi nó vừa mang tính kinh tế và vừa mang tính truyễn thống xã hội. Di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế. Việc giải quyết các án kiện về thừa kế thì việc phân chi di sản thừa kế có ý nghĩa hết sức quan trọng, người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc. Với bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc về sở hữu cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Trong đó câu hỏi mẹ có quyền cho con toàn bộ di sản khi bố chết không đang được hỏi và quan tâm đến rất nhiều. Vậy để làm rõ hơn về vấn đề này thì Luật Vì Chân Lý xin được giải đáp bằng bài viết dưới đây.


 

Trước hết, để trả lời câu hỏi về việc mẹ có quyền cho con toàn hộ di sản khi bố chết hay không thì ta cần xác định xem di sản thừa kế được chi theo cách thức nào?

Đầu tiên, là trường hợp chia thừa kế theo di chúc, Khi cha chết đi có để lại di chúc thì mẹ không có quyền cho con toàn bộ di sản khi cha chết để lại bởi Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

Theo quy định này, di chúc là do người để lại di sản lập nên và toàn bộ di sản trong di chúc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Đây là quyền của người để lại di sản thừa kế theo Điều 626 Bộ luật Dân sự hiện hành:

- Được chỉ định cũng như truất quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế.

- Phân chia cụ thể, rõ ràng phần di sản cho từng người thừa kế ghi trong di chúc hoặc dành phần tài sản từ khối di sản của mình dùng để di tặng hoặc thờ cúng.

Như vậy, có thể thấy, khi cha để lại di chúc và trong di chúc không có nội dung để toàn bộ di sản thừa kế cho con thì khi cha chết, người con sẽ không được nhận toàn bộ di sản thừa kế. Lúc này, di sản sẽ được chia cho các đồng thừa kế và phần di sản của mỗi người được ghi cụ thể trong di chúc.

Ngoài chia thừa kế theo di chúc thì di sản còn có thể được chia theo pháp luật. Với cách chia này, tuỳ vào từng trường hợp, người mẹ có thể có quyền cho con trai toàn bộ di sản khi cha chết hoặc không.

Bởi chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong trường hợp người cha không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc người có tên trong di chúc không được quyền hưởng/từ chối nhận di sản thừa kế…

Thừa kế theo pháp luật được chia theo 03 hàng thừa kế: Những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai (vì đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế).

Trong đó, ba hàng thừa kế khi chia theo pháp luật được nêu tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự gồm:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Do đó, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, sẽ có hai trường hợp người mẹ có thể đưa toàn bộ di sản thừa kế do người cha chết đi để lại cho con:

- Trường hợp 1: Hai vợ chồng chỉ có duy nhất một người con. Đồng thời, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người chồng cũng không còn. Trong trường hợp này, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật thì di sản sẽ được chia thành hai phần bằng nhau cho người vợ và người con của người để lại di sản thừa kế.

Khi đó, nếu người mẹ muốn cho con toàn bộ di sản thừa kế do chồng mình để lại thì có thể tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mình được hưởng trong phần di sản của người chồng để lại cho con. Người con lúc này sẽ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế do cha để lại.

- Trường hợp 2: Người cha có thể có nhiều hơn hai người thừa kế là người vợ và người con. Tuy nhiên, những người thừa kế đó không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế… thì di sản của người cha cũng chỉ chia thành 02 phần bằng nhau cho vợ và con.

Sau đó, người vợ lại thực hiện thủ tục tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mà mình được hưởng từ người chồng cho người con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

 

-PH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm