NÊN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC KHI CHẾT HAY LẬP DI CHÚC PHÂN CHIA TÀI SẢN?

Trong bối cảnh xã hội phát triển, các giao dịch liên quan đến tài sản cũng ngày càng phổ biến, đặc biệt là liên quan đến đất đai. Người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013. Trong đó, việc để lại di chúc phân chia tài sản cho con là quyền sử dụng đất và việc tặng cho quyền sử dụng đất cho con, trên thực tế đều là để lại tài sản cho con. Thế nhưng, việc lựa chọn cách thức để lại tài sản nào trong hai cách thức trên là tốt nhất?

 

          Trước hết, theo quy định tại Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) về Hợp đồng tặng cho tài sản: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”. Như vậy, có thể thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù, bên tặng cho chuyển giao tài sản cho bên nhận tặng cho, ngược lại, bên nhận tặng cho không có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào. Đối với tặng cho bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 459 BLDS 2015 quy định rõ: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”

          Tại điều 624, quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Có thể thấy, việc thừa kế theo di chúc là dựa trên ý chí của người để lại di chúc, mục đích của việc để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy nên thông qua di chúc, người để lại di chúc có thể tự mình định đoạt được người hưởng quyền sử dụng đất sau khi chết.

          Điều kiện thực hiện các quyền tặng cho hoặc thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

          + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

          + Đất không có tranh chấp

          + Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

          + Đất phải đang trong thời hạn sử dụng đất

          Cả tặng cho quyền sử dụng đất và lập di chúc để lại di sản là quyền sử dụng đất đều hướng đến mục đích là để lại tài sản, nhưng về mặt pháp lý, việc thực hiện 2 quyền này có sự khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 2 Điều 459 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Như vậy, có thể thấy, đối với tặng cho quyền sử dụng đất, sau khi đăng ký hoặc chuyển giao tài sản xong thì ngay lập tức quyền sử dụng đất sẽ được chuyển sang cho người nhận và họ được hưởng toàn bộ quyền đối với quyền sử dụng đất, về phía người tặng cho, họ sẽ không còn bất cứ quyền nào đối với quyền sử dụng đất. Vì vậy, sau khi tặng cho mà có mong muốn khác so với ban đầu thì sẽ không thể thực hiện được.

          Thứ hai, đối với để lại di chúc là quyền sử dụng đất, người để lại di chúc có quyền tự định đoạt người hưởng di sản, đồng thời, sau khi chết quyền sử dụng đất mới được chuyển giao cho người được hưởng di sản thừa kế. Vì vậy từ lúc lập di chúc cho đến khi chết, bố mẹ vẫn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và vẫn có thể thực hiện những quyền đối với quyền sử dụng đất quy định tại Điều 167 Luật Đất đai đã quy định. Trong thời gian đó, nếu người lập di chúc có ý định thay đổi, họ có thể quyết định hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung di chúc cho phù hợp với hoàn cảnh và ý muốn của mình.

          Qua phân tích trên, dựa vào những ưu, nhược điểm đã đưa ra của hai cách thức để lại tài sản là quyền sử dụng đất thông qua việc để lại di chúc và tặng cho, tùy vào hoàn cảnh của mình, để chọn lựa cách thức để lại tài sản là quyền sử dụng đất một cách phù hợp nhất.

 Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

 

 

 

-TL-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm