NHỮNG AI ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ MÀ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC?

Bộ luật dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và họ có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Tuy nhiên vẫn có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Bài viết sau đây sẽ làm rõ về những đối tượng và điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Bộ luật dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và họ có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Tuy nhiên vẫn có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Bài viết sau đây sẽ làm rõ về những đối tượng và điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Pháp luật tôn trọng quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản cho những người còn sống. Nên người lập di chúc có thể lựa chọn bất cứ chủ thể nào để cho hưởng di sản theo di chúc, người hưởng có thể cá nhân, có thể cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của những người có mối quan hệ ruột thịt với người để lại di chúc, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định về các trường hợp dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Có thể thấy, theo quy định pháp luật, đối tượng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:

+ Con chưa thành niên: Người để lại di chúc phải có nghĩa vụ đối với con chưa thành niên của mình. Trong trường hợp này, độ tuổi chưa thành niên được xác định chưa đủ mười tám tuổi tại thời điểm mở thừa kế. Con chưa thành niên không phân biệt là con đẻ hay con nuôi, con ngoài giá thú hay trong giá thú. Tuy nhiên nếu là con nuôi thì phải là con nuôi hợp pháp (phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận nuôi theo quy định của pháp luật).

+ Cha, mẹ của người để lại di chúc: Cha, mẹ được hiểu là cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Tuy nhiên nếu là cha, mẹ nuôi thì phải là cha, mẹ nuôi hợp pháp, tuân thủ các quy định về nhận nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Vợ, chồng của người để lại di chúc: Đối tượng được hưởng di sản thừa không phụ thuộc vào nội dung di chúc tiếp theo là vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Để có thể nhận tài sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vợ, chồng phải là vợ, chồng hợp pháp, được pháp luật công nhận.

+ Con thành niên mà không có khả năng lao động: Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015: Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Hiện tại chưa có một định nghĩa chính xác nào cho cụm từ không có khả năng lao động. Tuy nhiên dựa vào thực tế, có thể tạm hiểu người thành niên mà không có khả năng lao động tự nuôi sống bản thân là người đã thành niên (vào thời điểm mở thừa kế) nhưng mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, không làm chủ hành vi của mình như bị bại liệt toàn thân, liệt cột sống, liệt đốt cổ, liệt hai chi trở lên, mù mắt, mất sức lao động từ 81% trở lên.

Như vậy, đối với các đối tượng nêu trên sẽ được hưởng thừa kế theo diện thừa kế bắt buộc mà không phụ thuộc là có tên trong di chúc hưởng di sản thừa kế hay không.

Về điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Điều kiện chung để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng giống như những người thừa kế hợp pháp khác của người để lại di sản, người thuộc diện thừa kế bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu của một người thừa kế:

  • Không từ chối hưởng di sản thừa kế theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Không bị mất quyền thừa kế di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Lưu ý: Người thuộc diện thừa kế bắt buộc không được hưởng di sản hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần di sản thực tế nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản thừa kế chia theo pháp luật.

-HD -

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO : 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

CS3: SỐ 35, NGÕ 5 CAO BÁ QUÁT, TP VINH, NGHỆ AN.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm