Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc hiểu rõ về giấy chứng nhận, quy trình đăng ký sẽ giúp các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp tương lai có thể dễ dàng hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan để nhanh chóng đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Sau đây là những điều cần biết về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản thể hiện sự xác nhận của Nhà nước rằng doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt đầu đi vào hoạt động. Văn bản này cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng và tham gia vào các hoạt động thương mại khác trong khuôn khổ pháp luật.
Tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận này xác nhận sự tồn tại của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, và các thông tin liên quan khác.
Các thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Vai trò của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã trở thành một pháp nhân độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là căn cứ để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, giao dịch hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng, tham gia đấu thầu…
- Giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu của doanh nghiệp và tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là cơ sở để các cơ quan nhà nước quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là cơ sơ để xin cấp giấy phép chuyên ngành khác (giấy phép con).
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị Nhà nước cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định pháp luật về tên doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc loại hình công ty khác nhau khi thành lập cần có hồ sơ đăng ký khác nhau. Cụ thể được quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Hồ sơ đăng ký công ty TNHH: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên, người đại diện theo PL; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách cổ đông sáng lập; Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
…
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp…”
Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ xin giấy phép con!
Số điện thoại: 0988265333 hoặc 0325182518 gặp Luật sư tư vấn dịch vụ xin giấy phép con
Email:vichanlylawfirm@gmail.com
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn.