Nỗi niềm người công nhân đi tìm công lý!

“ Chắc tay búa, vững tay liềm” là khẩu hiệu của cô, là cuộc đời của một cô công nhân trẻ hăng hái với trái tim nhiệt huyết xây dựng đất nước đổi mới phát triển. Hình ảnh thiếu nữ ngày xưa tại Xí nghiệp khiến tôi nhớ về một cô công nhân trẻ ở nông trường Điện Biên những ngày đầu Giải phóng trong tác phẩm “ Mùa Lạc” ( Nguyễn Khải). Nhưng có lẽ cuộc đời cô lại có những nỗi niềm riêng đi cùng với sự day dứt về hai từ “ hạnh phúc - công lý”...

 “ Chắc tay búa, vững tay liềm” là khẩu hiệu của cô, là cuộc đời của một cô công nhân trẻ hăng hái với trái tim nhiệt huyết xây dựng đất nước đổi mới phát triển. Hình ảnh thiếu nữ ngày xưa tại Xí nghiệp khiến tôi nhớ về một cô công nhân trẻ ở nông trường Điện Biên những ngày đầu Giải phóng trong tác phẩm “ Mùa Lạc” ( Nguyễn Khải). Nhưng có lẽ cuộc đời cô lại có những nỗi niềm riêng đi cùng với sự day dứt về hai từ “ hạnh phúc - công lý”.

    Cô là công dân được nhận giao khoán cho diện tích đất nông nghiệp (khoảng 15.000 m2) tại Xí nghiệp DSH (thị trấn TĐ, BV) để sản xuất. Vốn thuộc một trong những chủ thể được nhận giao khoán đất theo quy định của pháp luật, tuy nhiên thực tế từ khi nhận canh tác từ những năm 1990 đến nay cô không nhận được hợp đồng giao khoán. Do không có những giấy tờ thể hiện mốc giới, diện tích nên khi xảy ra tranh chấp, khi các luật sư vào cuộc giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cô đã bị bị xâm phạm rất nhiều ảnh hưởng đến kinh tế cũng như quá trình sản xuất trước đó.

 

 

Khó khăn thay! Kêu ai bây giờ? Khi...mặc dù cô đã viết đơn, gõ cửa biết bao nơi nhưng cuối cùng vẫn lủi thủi quay về. Họ hẹn trả lời rồi ngậm tăm, họ hẹn giải quyết rồi lại đùn đẩy hết nơi này đến nơi khác. Cứ thế 1 năm , 2, năm , 3 năm..10 năm đằng đẵng...

 Hành vi sai phạm thì rõ rành rành nhưng không một ai giải quyết , thử hỏi:

Hành vi giao thầu không đúng quy định của ban lãnh đạo Nông trường DSH?

Nếu cô đã là công nhân làm việc tại Xí nghiệp DSH từ thời điểm năm 1990, sau khi nghỉ hưu vẫn miệt mài canh tác, sản xuất trên diện tích đất được nhận khoán thì cô rõ ràng là chủ thể đủ điều kiện nhận giao khoán theo quy định tại Điểm 2 mục I phần I Thông tư 102/2006/TT – BNN nhưng gia đình cô lại không nhận được hồ sơ, hợp đồng giao khoán là vì lý do gì?

   Hành vi tự ý dịch chuyển mốc giới của ban lãnh đạo Xí nghiệp DSH là đúng hay sai?

Tại thời điểm giao khoán đất, các hộ được nhận giao khoán đã cùng với ban giám đốc xí nghiệp DSH tiến hành cắm mốc thực địa đxác định ranh giới giữa các thửa đất. Thửa đất gia đình cô được giao có hai mặt giáp đường, một mặt giáp kênh mương, một mặt giáp với hộ bà Nụ. Mặt giáp đường có cắm một cọc tre và trồng một hàng cây găng làm mốc giới.

 Đến ngày 14/03/2016, bà Nụ có xin phép gia đình cô chặt hàng cây găng giáp lối đi vì muốn mở rộng lối đi cho ô tô có thể ra vào. Vì tình làng nghĩa xóm “ tối lửa tắt đèn có nhau”, cũng phần vì  muốn mở rộng thêm đường cho việc đi lại của các hộ được thuận tiện nên ban đầu cô đã đồng ý chặt bỏ hàng cây phân định ranh giới ban đầu. Nhưng sau đó, bà Nụ lại có hành vi xây dựng vào trong phần đất nhà cô khoảng hơn 30 cm tính từ mốc giới là hàng cây găng. Do không đồng ý với hành vi xâm phạm của bà Nụ, cô đã báo cáo ban lãnh đạo Xí nghiệp DSH về hành vi lấn chiếm đất và xây dựng công trình trái phép trên đất của gia đình bà Nụ , đồng thời làm đơn mong Xí nghiệp DSH tổ chức đo đạc, xác định lại ranh giới thửa đất theo đúng như mốc giới đã cắm khi nông trường giao đất thực địa vào thời điểm năm 1990.

Tuy nhiên, ngày 10/05/2016 khi tổ chức đo đạc đất, xác định lại ranh giới thửa đất, giám đốc Xí nghiệp DSH đã không tiến hành đo đạc theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Trong những bản đồ, sơ đồ xí nghiệp cung cấp thì ranh giới giữa các thửa đất không thể hiện rõ ràng, mốc giới thửa đất cũng không thể xác định. Thế nhưng, Giám đốc xí nghiệp DSH– ông Đặng Hùng lại cắm mốc giới trong phần diện tích đất mà gia đình cô đang sử dụng, cụ thể là cắm mốc thụt vào khoảng 1 mét tính từ hàng cây găng là mốc giới nhà tôi trước đó. Hơn nữa, mặc dù không có bất kì thông báo nào trước đó nhưng ban giám đốc, đứng đầu là ông Đặng Hùng còn tự ý cưỡng chế, phá bỏ cây hoa màu trên đất (khoảng 100 cây dứa gia đình cô trồng và chăm sóc). Vốn đã hoàn cảnh, cây cối hoa màu bị phá, sự mưu sinh lại càng vất vả hơn.

Sau rất nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được giải quyết những nội dung trên, UBND Thành phố cũng đã có phản hồi về việc chuyển đơn cho UBND huyện BV giải quyết. UBND huyện BV sau khi nhận được Công văn chỉ đạo của UBND thành phố đã tiến hành kiểm tra và ra kết luận tại văn bản số 1395/UBND ngày 28/08/2017, nội dung kiến nghị của cô không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện BV, mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Công ty HDC.

Cô lại chạy đến cậy nhờ công ty HDC, vẫn với thái độ khẩn thiết như đối với Xí nghiệp DSH, cô mong muốn được xem xét và xử lý, thế nhưng đến nay vụ việc vẫn dằng dai , vẫn cứ chìm nghỉm, cô như người lạc phương hướng không biết nên làm gì, kêu ai nữa đây?.

Việc biệt tăm và không giải quyết của Ban giám đốc Xí nghiệp DSH cũng như công ty HDC khiến cô rất buồn phiền và khổ tâm. Bản thân cô là người đã cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà. Đến khi về hưu, hoàn cảnh gia đình neo đơn vẫn tự canh tác, sản xuất nhưng không những không nhận được sự giúp đỡ mà còn phải chịu sự đối xử bất công, sự xâm phạm nghiêm trọng. Các ban lãnh đạo Xí nghiệp, công ty không làm gương cho dân về sự tuân thủ pháp luật, lại có hành vi bao che sai phạm cấp dưới, cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ việc....

 Chúng tôi sẽ đồng hành cùng cô trên con đường khó khăn sắp tới, chúc cô sức khỏe và niềm tin vào công lý, vào con đường mình đã chọn. Những luật sư mang trên ngực “ Vì chân lý ” sẽ đi đến cùng để tìm thấy “ ánh sáng nơi cuối con đường” cùng cô.

Nguồn :“ Luật Vì Chân Lý”

" Giúp cho cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn !" 

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm