BỎ CỌC TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Trong các giao dịch dân sự, việc đặt cọc đóng vai trò quan trọng như một cam kết bảo đảm thực hiện hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên, khi một bên từ chối thực hiện hợp đồng sau khi đã đặt cọc, tức là "bỏ cọc," sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Dưới đây là phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch đặt cọc và những hậu quả pháp lý khi xảy ra tình huống "bỏ cọc."

Đặt cọc là gì?

Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”

Như vậy, để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định. Tài sản đặt cọc này sẽ đóng vai trò bảo đảm 2 bên thực hiện đúng các cam kết được quy định trong những điều khoản của hợp đồng đã thỏa thuận.

Quyền nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc

Bên đặt cọc

- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;

- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên nhận đặt cọc

- Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

- Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;

- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định chính thức thuật ngữ “bỏ cọc,” nhưng trong thực tế, “bỏ cọc” có thể được hiểu là hành vi của một bên trong giao dịch dân sự từ chối việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng sau khi đã thực hiện việc đặt cọc. Điều này dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định mà các bên liên quan cần phải tuân thủ.

Hậu quả pháp lý khi một bên “bỏ cọc”

Đối với bên đặt cọc

Nếu bên này từ chối việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng, thì tài sản đã được đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Đây là một biện pháp bảo đảm để bên nhận đặt cọc không phải chịu thiệt hại khi bên đặt cọc không thực hiện hợp đồng như đã cam kết.

Đối với bên nhận đặt cọc

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối ký kết hoặc thực hiện hợp đồng, họ không chỉ phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc mà còn phải bồi thường thêm một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Khoản bồi thường này thường được gọi là “phạt cọc,” và là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên đặt cọc, giúp đảm bảo tính công bằng trong giao dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu hai bên có thỏa thuận khác, thì hậu quả pháp lý có thể được điều chỉnh theo thỏa thuận đó.

Việc "bỏ cọc" có thể gây ra những hậu quả đáng kể về tài chính và pháp lý, do đó, các bên tham gia giao dịch dân sự cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đặt cọc hoặc từ chối thực hiện hợp đồng. Đồng thời, cần xem xét các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để tránh các tranh chấp pháp lý phát sinh sau này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm