TẢO HÔN CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO?

Mặc dù ngày nay xã hội đã phát triển, nhưng vẫn còn một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, điển hình như việc tảo hôn. Đây là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe và tương lai của trẻ em, đặc biệt là những cô dâu, chú rể còn quá trẻ.
              Tảo hôn là gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam. Độ tuổi tối thiểu để kết hôn là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam. Việc kết hôn dưới độ tuổi này được coi là tảo hôn và bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Mặc dù việc ảo hôn bị cấm trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam nhưng hành vi này vẫn diễn ra nhiều ở một số vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nơi tập quán và văn hóa cổ truyền vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ.

Hậu quả đối với hành vi tảo hôn

Hành vi tảo hôn gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe cũng như tâm lý của những người tham gia. Một số hậu quả của hành vi này có thể kể kể đến như:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Việc kết hôn và sinh con khi còn quá trẻ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như sinh non, sảy thai, hoặc các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Ngoài ra, những đối tượng này có thể gặp áp lực về tâm lý dẫn đến các triệu chứng như trầm cảm, lo âu.

- Việc bị ép kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng đến cơ hội học tập và phát triển cá nhân của trẻ. Những đứa trẻ bị gia đình ép kết hôn phải bỏ học, mất đi cơ hội học hỏi, phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho xã hội.

- Về mặt sinh học, đối với những đứa trẻ sinh ra khi người mẹ còn quá trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. hững đứa trẻ này có thể thiếu sự chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ để phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Tảo hôn có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong đó luật quy định cấm hành vi: b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

- Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện khác của nam, nữ tảo hôn;

- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

Dựa trên những quy định trên có thể thấy được tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Người thực hiện hành vi, hoặc tổ chức thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xử phạt đối với hành vi tảo hôn

1. Xử phạt hành chính

Pháp luật quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, xử phạt đối với các hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn hoặc duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Đối với các hành vi này mức xử phạt dao động từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy vào từng mức độ và hậu quả mà hành vi này mang lại.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Không chỉ bị xử phạt về hành chính mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 183 BLHS như sau:

“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

Theo đó, những người đã có hành vi tổ chức tảo hôn đã bị xử phạt vi phạm về hành chính mà còn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người tham gia mà còn gây tác động xấu đến cộng đồng và xã hội. Nó cản trở sự phát triển của cả thế hệ, làm giảm chất lượng sống và góp phần vào sự bất bình đẳng giới. Do đó, ngăn chặn tảo hôn là một vấn đề quan trọng cần được các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội chú trọng để bảo vệ quyền lợi và tương lai của trẻ em.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-NQ-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 1900 6196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS 1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, TRUNG HOÀ, CẦU GIẤY, HÀ NỘI

CS 2: PHÒNG 1936, HH4C, KĐT LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm