XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẾ CHẤP THỬA ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ THÀNH VIÊN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Câu hỏi: Gia đình tôi được cấp đất đứng tên hô gia đình, Chủ hộ là bố đẻ tôi, nay gia đình muốn thế chấp thửa đất này để vay vốn ngân hàng. Trong hộ khẩu có con tôi (cháu nội) nay mới 14 tuổi thì cháu có cần phải ký đồng ý thế chấp hay không? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây!

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư Vì Chân Lý Themis chúng tôi. Về các vấn đề cần tư vấn của bạn, chúng tôi xin phép giải đáp như sau:

Hộ gia đình sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đất đai 2013: 

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Làm thế nào để xác định có bao nhiêu thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất?

Căn cứ vào khoản 4 Mục III Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số câu hỏi về nghiệp vụ tòa án của Tòa án nhân dân tối cao: 

Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan….”

Như vây, để biết cháu nội có tên trong quyền sử dụng đất hộ gia đình hay không thì phải xem vào thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, con bạn có đang sống chung và được công nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không.

Điều kiện để thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Thứ nhất, đáp ứng các điều kiện khi thế chấp quyền sử dụng đất quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 như sau: 

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thứ hai, bên cạnh các điều kiện để được quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai thì còn phải tuân thủ quy định về tài sản sở hữu chung của các thành viên gia đình theo Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

“ 1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này…”

Trước đây theo quy định của BLDS 2005, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Tuy nhiên theo quy định của BLDS hiện hành đã đổi thành sự thoả thuận của tất cả thành viên là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo quy định pháp luật Dân sự, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Con bạn chỉ mới 14 tuổi nên theo quy định trên, việc thế chấp quyền sử dụng đất trên không cần có sự đồng ý (chữ ký) của con bạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm