Khi một doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục hoạt động hoặc đã đạt đến quyết định chiến lược để chấm dứt hoạt động, quá trình giai thể doanh nghiệp được thực hiện nhằm giải quyết mọi vấn đề pháp lý, tài chính còn tồn đọng. Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm giai thể doanh nghiệp, các bước tiến hành, cũng như những thách thức và hậu quả pháp lý có thể phát sinh trong suốt quá trình này. Chúng ta cùng khám phá những điều cần biết để hiểu rõ hơn về cách thức và yêu cầu pháp lý đối với việc kết thúc một chương của hoạt động kinh doanh.
1. Giải thể doanh nghiệp là gì ?
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
2. Những trường hợp giải thể
Theo “khoản 1 điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020” doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Giải thể tự nguyện:
Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình vì những lý do khác nhau, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu, chẳng hạn như thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp, có mâu thuẫn nội bộ,… và nhiều yếu tố khác thì họ hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.
Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Giải thể bắt buộc:
Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp.
3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp:
Khi chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan tại công ty như: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước…
Giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi có quyết định của chủ sở hữu Công ty hoặc của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp hoàn thành mọi nghĩa vụ tài sản và thanh toán hết các khoản nợ.
Doanh nghiệp đó không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan trọng tài hoặc Tòa án.
-ĐH-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.