Các quy định về điều kiện của pháp luật của tổ chức nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam
Trước khi Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành. Vậy các quy định về điều kiện của pháp luật của tổ chức nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam là gì? Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi, Công ty Luật vì chân lý Themis tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tổ chức nước ngoài được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam trong phạm vi như thế nào?
Theo Khoản 4 Điều 30 Luật Du lịch 2017, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Căn cứ các quy định về dịch vụ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP), phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp nước ngoài như sau:
- Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần vốn góp của phía nước ngoài.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.
Tổ chức nước ngoài pháp đáp ứng các điều kiện gì để được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam?
Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 31, Điều 33 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp nước ngoài gồm:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Hiện tại mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang hưởng chính sách giảm kích cầu du lịch đến hết 32/12/2023 xuống: 50.000.000 VNĐ. Theo quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP ngày 28/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 14 của nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế:
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành
+ Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b, Quản trị lữ hành;
c, Điều hành tour du lịch;
d, Marketing du lịch;
đ, Du lịch;
e, Du lịch lữ hành;
g, Quản lý và kinh doanh du lịch;
h, Quản trị du lịch MICE;
i, Đại lý lữ hành;
k, Hướng dẫn du lịch;
l, Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực;
m, Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”
- Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Du lịch năm 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật vì chân lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-DT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196 - 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518