FDI VÀ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN PHẢI BIẾT?

FDI là gì, doanh nghiệp FDI là gì và phải lưu ý những điều gì khi hoạt động? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau từ công ty Luật Vì Chân Lý Themis về vấn đề này.

FDI là gì, doanh nghiệp FDI là gì và phải lưu ý những điều gì khi hoạt động? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau từ công ty Luật Vì Chân Lý Themis về vấn đề này.

1.    FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) là cụm từ được dùng để nói về hình thức đầu tư dài hạn của tổ chức, cá nhân ở quốc gia này vào một quốc gia khác bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mục đích của việc này là nhằm đạt được các lợi ích bền vững và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh đó.

2.    Bản chất của FDI

Bản chất của vốn FDI là sự giao nhau về nhu cầu của nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư (quan hệ cung - cầu), trong đó:

-       Có sự thiết lập về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.

-       Có sự thiết lập quyền sở hữu và quản lý với các nguồn vốn đã được đầu tư.

-       Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ thuật của nhà đầu tư đối với nơi được đầu tư.

-       Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia khác.

-       Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế.

3.    Đặc điểm của dòng vốn FDI

-       FDI là hình thức mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn, nên mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

-       Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu thập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Do đó, lợi nhuận từ FDI được xác định dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.

-       Hành lang pháp lý rõ ràng và các chính sách ưu đãi tốt sẽ là một trong những tiêu chí hàng đầu thu hút dòng vốn FDI từ các nước đầu tư có nguồn vốn hóa lớn để thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế.

-       Nguồn vốn mà các chủ đầu tư đóng góp một tỷ lệ nhất định trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ xác định quyền và nghĩa vụ mỗi chủ đầu tư trong doanh nghiệp. Theo đó, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng sẽ tương ứng với tỷ lệ này.

-       Các nhà đầu tư sẽ là người có quyền tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng tự do lựa chọn loại hìnhlĩnh vực đầu tư tại quốc gia cần đầu tư.

-       Hầu hết các nhà đầu tư FDI sẽ chuyển giao kèm theo những công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất nên nhờ đó, những nước được đầu tư sẽ thực hiện các dự án một cách đơn giản và nâng cao năng suất làm việc.

4.    Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI được hiểu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này vào chính các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI hoạt động chủ yếu là:

-       Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.

-       Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư 2020, được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi đáp ứng các đặc điểm sau:

-       Hình thức đầu tư:

+ Doanh nghiệp thành lập có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

+ Công ty nước ngoài có chi nhánh được thành lập tại Việt Nam;

+ Hợp tác đầu tư kinh doanh theo hình thức hợp đồng BCC.

-       Hình thức doanh nghiệp:

+ Công ty TNHH 1 thành viên;

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

+ Công ty cổ phần;

+ Công ty hợp danh.

-       Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam và hưởng các chính sách ưu đãi riêng dành cho doanh nghiệp FDI.

-       Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam và mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

5.    Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, phải có ít nhất 1 trong những đối tượng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

Doanh nghiệp FDI không được tổ chức, hoạt động kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 như: kinh doanh mại dâm, chất ma túy, mua bán người, bộ phận cơ thể, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ,...

Theo điểm C khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thành lập tổ chức kinh tế.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

6.    Các loại đầu tư nước ngoài FDI

Hiện nay có 3 loại đầu tư nước ngoài chính là đầu tư theo chiều ngang, chiều dọc và tập trung:

FDI theo chiều ngang

Đây là loại hình đầu tư phổ biến, nó giúp cho công ty mẹ ngày càng mở rộng quy mô và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ tận dụng các nguồn lực sẵn có của mình để đầu tư vào một doanh nghiệp khác cùng ngành, nghề ở nước khác.

FDI theo chiều dọc

Trái ngược với FDI chiều ngang, hình thức FDI theo chiều dọc là dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

FDI tập trung

FDI tập trung là hình thức đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau. Chính điều này đã tạo ra một FDI “chùm” với nguồn vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.

7.    phân loại vốn đầu tư FDI

-       Theo hình thức xâm nhập

+ Đầu tư mới (New Investment): Là hình thức mà công ty đó sẽ đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, quảng cáo hay trung tâm hành chính hoàn toàn mới để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.

+ Mua lại (Acquisitions): Là hình thức mà công ty đó đầu tư hoặc mua lại một xưởng sản xuất hay đơn vị đang hoạt động kinh doanh để giảm thiểu chi phí.

+ Sáp nhập (Merge): Là một hình thức đặc biệt của hình thức đầu tư mua lại. Trong đó, 2 đơn vị sẽ cùng nhau góp chung vốn để thành lập công ty mới và lớn mạnh hơn. Thông thường cách thức này được diễn ra giữa các đơn vị có cùng quy mô vì có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối.

-       Theo hình thức pháp lý

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản dùng để ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm, tỷ lệ phân chia lợi nhuận kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

+ Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác ký kết thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Trong một số trường hợp đặc biệt, hình thức này có thể được áp dụng trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa các quốc qua để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và được thành lập tại quốc gia sở tại. Doanh nghiệp này do nhà đầu tư nước ngoài quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

+ BOT (Build - Operate - Transfer): Đây là hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước, sau đó vận hành và khai thác một thời gian và cuối cùng là chuyển giao. Tương tự như BOT còn có 2 hình thức khác là BT và BTO. Tùy vào từng công trình và mục đích của nhà nước mà họ thực hiện các loại hình phù hợp.

8.    Vai trò của nguồn vốn FDI là gì?

FDI là hình thức đầu tư mang đến lợi nhuận hiệu quả cho các nhà đầu tư và có tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia cả về mặt tích cực và tiêu cực:

-       Tác động tích cực

Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên họ sẽ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt trong việc đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo vệ hiệu quả đầu tư.

Được quyền khai thác những lợi thế từ đối tác như thị trường tiêu thụ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá thành thấp,... Từ đó tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công đạt chất lượng cao.

Điều này tạo nên nguồn thu ngân sách lớn cho các bên. Bổ sung được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước.

Quốc gia tiếp nhận còn được tiếp thu và học hỏi thêm từ các công nghệ kỹ thuật mới, phương pháp quản lý mới hiệu quả, hiện đại và tiên tiến trên thế giới.

-       Tác động tiêu cực

Phải đối mặt với nhiều gánh nặng và thách thức trong môi trường mới về chính trị, văn hóa, thiên tai hay các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang.

Khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm,...

Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực hoặc vùng mà mình mong muốn nên sẽ làm mất sự cân bằng kinh tế giữa các vùng.

Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không đủ mạnh và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-NT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518 - 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm