ĐẤT HỘ GIA ĐÌNH KHI BỐ MẸ LY HÔN CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐƯỢC CHIA KHÔNG? (PHÀN 2)

Tình huống: Đất có nguồn gốc từ cha mẹ mua, trong quá trình sử dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Hộ gia đình Ông A (Hộ gia đình ông A thời điểm đó gồm: Ông A, Bà B và các con là: C,D,E). Hiện nay, bố mẹ ly hôn các con cũng muốn được chia tài sản này Hỏi: Hỏi có yêu cầu chia được không?

Tình huống: Đất có nguồn gốc từ cha mẹ mua, trong quá trình sử dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Hộ gia đình Ông A (Hộ gia đình ông A thời điểm đó gồm: Ông A, Bà B và các con là: C,D,E). Hiện nay, bố mẹ ly hôn các con cũng muốn được chia tài sản này

Hỏi: Hỏi có yêu cầu chia được không?

Trả lời:

* Đối với quan điểm thứ nhất: Đất đứng tên hộ gia đình, các thành viên trong gia đình đều có quan hệ huyết thống chăm sóc lẫn nhau nên căn cứ nguyên tắc sở hữu chung theo phần theo quy định tại Bộ luật dân sự thì họ có quyền được hưởng một phần

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”

Và khoản 2 Điều 101 Luật dân sự 2015 quy định

“Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”

Như vậy hộ gia đình ông A đáp ứng được điều kiện về quan hệ hôn nhân giữa ông A với vợ và có cùng huyết thống với các con là C,D,E. Đồng thời khi thời điểm công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông A thì ông A cùng với vợ và các con đang sống chung với nhau. Vậy nên trên Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đứng tên hộ Gia đình ông A được xác định chủ thể được xác định là Hộ gia đình mà hộ Gia đình ông A bao gồm có (vợ là bà B và các con C, D,E). Thời điểm xác định là hộ gia đình có quyền sở hữu là khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc về hộ gia đình ông A

Do đó, việc phân chia tài sản chung Hộ gia đình căn cứ theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Điều 209 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung theo phần như sau:

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Vì vậy, các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung nên đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia khi không thỏa thuận được.

Căn cứ vào Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định vềQuyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”

Do đó theo quan điểm này đất của hộ gia đình được nhà nước công nhận bằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình A” và những quy định về việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt đối với đất hộ gia đình giữa các thành viên là ngang nhau khi ông A và bà B ly hôn thì C, D,E hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết động thời việc phân chia tài sản chung này trong trường hợp không thỏa thuận được.

*Đối với quan điểm thứ hai cho rằng: Đất nguồn gốc của bố mẹ, các con không có công sức đóng góp tạo lập nên không được chia. Tòa án sẽ xác định lại đây là tài sản chung của hai vợ chồng không liên quan gì đến các con nên không chia cho các con.

Hiện nay, việc xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất thông thường thực tế hay dựa trên sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú để xác định số lượng thành viên của hộ gia đình (cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 24 và khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2006, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013). Khi thực hiện các giao dịch liên quan, thủ tục thực hiện thường là đưa thêm số Sổ hộ khẩu hay số Sổ tạm trú cùng với ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp mà mình sử dụng để xác định số lượng thành viên của hộ.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì đồng tình quan điểm thứ 2 vì không phải ai có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất. Theo đó, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Thứ ba, có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…

Trên thực tế chúng tôi đang giải quyết khi xảy ra tranh cấp Tòa án sẽ xét về các yếu tố như sau:

-        Thời điểm nguồn gốc đất ban đầu. Trong trường hợp ông A và bà B mua lại mảnh đất sẽ xem xét về hợp đồng mua bán.

-        Thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất con C, D, E đã được sinh ra chưa và mấy tuổi có góp ích vào việc tạo lập mảnh đất đấy không

-        Trong trường hợp con lúc đấy còn nhỏ thì mục đích tại sao ông A bà B khi đăng ký quyền sử dựng đất lại đứng tên là hộ gia đình

Vì vậy, tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau thì sẽ xác định đất sử dụng chung của hộ gia đình hay là tài sản riêng của vợ/chồng

-        Nếu ông thời điểm xác lập khi đăng ký quyền sử dụng đất C, D, E chưa sinh ra thì việc xác lập đất gia đình lúc đấy chỉ có 2 vợ chồng là ông A và bà B không liên quan gì đến các con C, D, E.

-        Nếu trường hợp con còn nhỏ và chưa có việc đóng góp hay xây dựng mảnh đất thì theo căn cứ tại khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì mảnh đất đấy vẫn thuộc về ông A và bà B.

-        Nếu lúc C, D, E đã được sinh ra nhưng trên thực tế là 2 vợ chồng mua và con cái chưa có sự đóng góp trên mảnh đất đấy nhưng vẫn ghi tên hộ gia đình phải xét mục đích kê khai tên hộ gia đình đấy có phải mong muốn con cái cũng được hưởng phần trên mảnh đất đấy hay không (xem thỏa thuận/ý chí của ông A và bà B tại thời điểm đăng ký kê khai đất đại thời điểm đăng ký kê khai đó, không loại trừ trường hợp trước đây cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng loạt nên thường cấp đất hộ gia đình như vậy là chưa đúng nguồn gốc, đối tượng sử dụng đất trên thực tế). Còn thực tế do gia đình tự thỏa thuận ý chí tự nguyên kê khai cấp cho cả họ gia đình bao gồm các con C, D, E và sau này C, D, E cũng cùng sử dụng chung và có đóng góp công sức trên đất thì các con vẫn có thể được xem xét chia 1 phần.

-QN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm