ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đặc thù, kết hợp giữa uy tín cá nhân và sự hợp tác kinh doanh, phù hợp với các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi trách nhiệm cao như luật, kế toán, kiểm toán. Dù có ưu thế về tính minh bạch và sự tin cậy, công ty hợp danh cũng tiềm ẩn những rủi ro về trách nhiệm vô hạn của các thành viên. Bài viết này sẽ giúp bạn đánh giá ưu và nhược điểm của công ty hợp danh theo quy định pháp luật hiện hành.
 

1. Ưu điểm của công ty hợp danh

- Đây là loại hình doanh nghiệp được kết hợp cả hai loại chế độ trách nhiệm: Trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh và trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn (căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín của một hoặc nhiều cá nhân nên dễ tạo sự tin cậy. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. 

2. Nhược điểm của công ty hợp danh

- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm (khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Các thành viên hợp danh cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty nên nếu không thống nhất được ý kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

- Đối với thành viên hợp danh: không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên khó khăn trong linh động vốn. Chính vì lý do đó nên khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty chỉ còn cách kết nạp thêm thành viên mới để tăng phần vốn góp của mỗi thành viên. Mà việc kết nạp thêm thành viên mới không hề dễ dàng, có những bất lợi, vì có thể phá vỡ tính chất liên kết về nhân thân của thành viên công ty.

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Thành viên có tài sản nhiều hơn chịu rủi ro cao hơn thành viên có tài sản ít nên cần có sự quy định chặt chẽ trong quy định công ty. Thành viên có vốn góp lớn hơn có thể chịu rủi ro cao hơn, trong khi thành viên có vốn góp nhỏ hơn sẽ chịu rủi ro ít hơn. Điều này có thể gây ra mâu thuẫn và ảnh hưởng đến sự ổn định và sự tin tưởng giữa các thành viên trong công ty.

- Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải là thành viên công ty, hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này khá khó khăn so với chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-XH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm