Trong quá trình mở rộng thị trường và tối ưu hóa kênh phân phối, nhiều doanh nghiệp đứng trước câu hỏi quan trọng: nên lựa chọn nhượng quyền thương mại hay đại lý thương mại? Cả hai mô hình đều giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng rộng hơn mà không cần trực tiếp đầu tư vận hành toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cũng như mức độ kiểm soát và ràng buộc hợp đồng, nhượng quyền và đại lý lại có sự khác biệt đáng kể. Việc hiểu rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp, mà còn hạn chế rủi ro pháp lý trong quá trình triển khai thực tế.
Giống nhau
Về bản chất, nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại đều là hoạt động thương mại.
Về mục đích, đều nhằm mục đích mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Khác nhau
Tiêu chí
|
Nhượng quyền thương mại
|
Đại lý thương mại
|
Đối tượng
|
Sản phẩm hữu hình, 1 số đối tượng của quyền SHTT như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh
|
Hàng hóa hữu hình
|
Trách nhiệm của các bên
|
Bên nhượng quyền có trách nhiệm training, quảng cáo cho bên nhận quyền; tiếp tục cập nhật nếu có thay đổi trong công thức, bí mật kinh doanh,...
|
Bên giao đại lý nắm quyền chủ sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
=> Khi hàng hóa không bán được hoặc gặp vấn đề thì bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm.
Bên giao đại lý cũng có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và phải chịu trách nhiệm nếu có vấn đề phát sinh.
|
Cách thức hoạt động
(Điều 175, 284 Luật Thương mại)
|
Bên nhận quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
|
Bên đại lý chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, không cần bảo đảm sự thống nhất với các bên đại lý khác.
|
Nghĩa vụ tài chính
(Điều 171, 286 Luật Thương mại)
|
Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định trong Hợp đồng Nhượng quyền) cho bên nhượng quyền.
|
Bên nhận đại lý được nhận thù lao do bên đại lý chi trả thông qua hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giữa giá mua và giá bán, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng giữa 2 bên.
|
Thời hạn hợp đồng
|
Thời hạn thường dài hơn để thu hồi vốn.
|
Thời hạn ngắn, đơn giản hơn vì chỉ là mua bán, trao đổi hàng hóa.
|
Sau khi hợp đồng kết thúc
|
Xuất hiện rủi ro về cạnh tranh giữa bên nhận quyền và nhượng quyền
|
Khả năng trở thành đối thủ trực tiếp là rất thấp do đại lý thương mại chỉ có hàng hóa, không nắm được công thức sản xuất, bí mật kinh doanh.
|
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-HN-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 17 TRẦN DUY HƯNG, PHƯỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI.
CS2: PHÒNG 1936, TÒA NHÀ HH4C ĐƯỜNG LINH ĐƯỜNG, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
|