QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN

Con cái là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi cha mẹ, 2 vợ chồng quyết định ly hôn. Việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người con chung. Nhận biết được điều đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã bổ sung và hoàn thiện những quy định để bảo vệ quyền lợi cho con cái khi bố mẹ ly hôn. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trẻ em là đối tượng được Nhà nước, gia đình và xã hội đặc biệt bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Việc này được cụ thể hóa tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Nghĩa vụ của cha mẹ là yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái, đối với trẻ chưa thành viên hoặc trẻ đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không tự nuôi mình phải được nuôi dưỡng và thăm nom đầy đủ”.

Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa 2 người, không làm chấm dứt quan hệ cha con, mẹ con. Do đó, dù đã ly hôn nhưng cả cha và mẹ đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con của mình.

Quyền nuôi con sau ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:  

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”.

Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều luật này: Khi ly hôn, vợ chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con chung sau khi ly hôn. Trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc lựa chọn này dựa trên các điều kiện cơ bản để nuôi dưỡng, chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ. Nếu con chung từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con.

Trường hợp con chung dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ ƯU TIÊN giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con chung (khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014)

Nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng sẽ do cha mẹ thỏa thuận dựa vào thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của con. Nếu không thỏa thuận được vấn đề này khi ly hôn, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp đã có thông báo nhưng người còn lại vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình, người đang trực tiếp nuôi dưỡng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người kia thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Nếu cha hoặc mẹ cố tình trốn tránh, từ chối chu cấp, thực hiện nghĩa vụ của mình với con thì sẽ bị xử lý theo quy định Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt cao nhất là 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Quyền thừa kế của con cái sau khi cha mẹ ly hôn

Theo Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế, đối với hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết mà việc ly hôn không làm chấm dứt quan hệ giữa cha với con, mẹ với con. Do đó, con chung vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ mình kể cả khi cha mẹ đã ly hôn.

 
 

      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm