CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC ĐẤT CHO Ở NHỜ TỪ TRƯỚC NĂM 1991

Gia đình tôi trước đây có 1 thửa đất và có căn nhà cấp 4 trên đất, nhưng năm 1990, gia đình tôi đi làm kinh tế mới ở tỉnh khác nên có cho cháu của tôi mượn ở nhờ trên căn nhà đó. Có nói rõ sau này vợ chồng tôi về thì phải trả lại đất và nhà cho tôi. Nhưng nay, chúng tôi yêu cầu thì cháu của tôi không trả lại và còn thách thức gia đình tôi. Tôi muốn hỏi chúng tôi có đòi lại được thửa đất và căn nhà đã cho mượn không?

 

Gia đình tôi trước đây có 1 thửa đất và có căn nhà cấp 4 trên đất, nhưng năm 1990, gia đình tôi đi làm kinh tế mới ở tỉnh khác nên có cho cháu của tôi mượn ở nhờ trên căn nhà đó. Có nói rõ sau này vợ chồng tôi về thì phải trả lại đất và nhà cho tôi. Nhưng nay, chúng tôi yêu cầu thì cháu của tôi không trả lại và còn thách thức gia đình tôi. Tôi muốn hỏi chúng tôi có đòi lại được thửa đất và căn nhà đã cho mượn không?

 Luật sư tư vấn

Theo như thông tin bạn cung cấp gia  đình bạn đi làm ăn kinh tế nên cho cháu mượn ở nhờ. Nhưng nay gia đình bạn yêu cầu đòi lại thửa đất và căn nhà trên đất nhưng người cháu không trả thậm chí còn có hành vi thách thức. Việc bạn có đòi lại được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Trước hết, cần phải xác nhận gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất hay chưa, hoặc có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 không. Việc cho ở nhờ giữa hai bên có văn bản hay không?, có ai chứng kiến sự việc cho mượn cho ở nhờ không?, gia đình người cháu trong thời gian sử dụng đất đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hay chưa? Nếu trong trường hợp có những giấy tờ hợp lệ và chưa tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận, gia đình bạn có thể là đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã.

Căn cứ Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền đòi lại tài sản như sau:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Như vậy, trường hợp chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản.

Quyền khác đối với tài sản: Quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.

Bên cạnh đó, Điều 153 Luật nhà ở 2014 cũng quy định việc cho mượn, cho ở nhờ nhà thuộc sở hữu chung của nhiều người như sau:

 “Điều 153. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 154 của Luật này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.

Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ về giao dịch giữa bố mẹ bạn và em trai bạn, như vậy sẽ có nhưng phương thức giải quyết sau:

+ Đối với giao dịch được thực hiện bằng văn bản, thời hạn cho mượn, cho ở nhờ được ghi rõ, đầy đủ, chính xác thì khi thời hạn kết thúc, 2 bên có quyền trao trả lại tài sản.

+ Các bên có nghĩa vụ trao trả tài sản trong trường hợp không có hợp đồng cho mượn nhà ở, hoặc có hợp đồng cho mượn nhà ở nhưng trong văn bản không ghi cụ thể thời hạn trả lại nhà ở. Vợ chồng bạn và cháu bạn cần thỏa thuận với nhau về việc trả lại nhà ở, tránh những tranh chấp không cần thiết phải nhờ sự can thiệp của Tòa án.

Sau khi đã hòa giải những tranh chấp về đất đai mà không thành thì gia đình bạn có thể khởi kiện vụ án ra Tòa để đòi lại tài sản của mình. Do đó nếu gia đình bạn cho mượn 1 thời gian thì bạn có quyền đòi lại gian nhà này áp dụng Điều 1, Điểm b Khoản 1 Điều 2, Khoản 3 Điều 4, đoạn 2 điểm c khoản 1 Điều 11, Nghị quyết 58/1998 của Quốc hội và Thông tư liên tịch số 01/1999 ngày 25-1-1999 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau: “Người đang ở tại nhà đã không chứng minh được việc họ ở tại nhà đã theo quan hệ hợp đồng thuê nhà ở, mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở” thì được coi là “hợp đồng ở nhờ nhà ở”. Trong trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng, thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thoả thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là sáu tháng.

Theo quy định trên của Nghị quyết 58/1998 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình gia đình bạn có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu “Đòi nhà cho ở nhờ”, buộc người cháu của mình phải trả nhà cho gia đình bạn.

-S-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm