HÀNH VI LÀM SỔ ĐỎ GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng, việc sở hữu và giao dịch bất động sản ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thị trường bất động sản mang lại, cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có hành vi làm sổ đỏ giả. Vậy, hành vi làm sổ đỏ giả sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật Vì Chân Lý Themis.

Hành vi làm Sổ đỏ giả (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả) là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vì nó xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc làm mất trật tự, an ninh xã hội. Do đó, hành vi làm giả sổ đỏ, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Làm sổ đỏ giả bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?

Căn cứ vào khoản 3 và khoản 5 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất, thì người có hành vi sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và hủy bỏ kết quả.

Làm sổ đỏ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Quy định về tội làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người sử dụng để mua bán nhà đất hay làm giả mà thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

-          Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

-         Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

-         Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

-         Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Như vậy, mức phạt cao nhất cho tội làm sổ đỏ giả có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-VT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm