LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP PHÁP?

Anh D đến với VICHANLY LAW với mong muốn tư vấn cho gia đình chị về vấn đề vay nợ với lãi suất cao. Vụ việc được tóm tắt như sau: Cuối năm 2017, vợ chồng chị N có đến văn phòng chuyên cho vay tài chính của anh D để vay số tiền là 50 triệu đồng. Lãi suất mà hai bên thỏa thuận là 6%/tháng. Giao dịch trên được viết tay và do hai bên ký. Nay đã hết hạn trả nợ mà vợ chồng chị N chưa trả tiền gốc và 3 tháng tiền lãi, anh D muốn khởi kiện ra Tòa đòi lại số tiền cả gốc lẫn lãi có được không. Việc anh D cho vay với lãi suất 6% có phạm tội cho vay nặng lãi không?
LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP PHÁP?

Anh D đến với VICHANLY LAW với mong muốn tư vấn cho gia đình chị về vấn đề vay nợ với lãi suất cao. Vụ việc được tóm tắt như sau: 
Cuối năm 2017, vợ chồng chị N có đến văn phòng chuyên cho vay tài chính của anh D để vay số tiền là 50 triệu đồng. Lãi suất mà hai bên thỏa thuận là 6%/tháng. Giao dịch trên được viết tay và do hai bên ký. Nay đã hết hạn trả nợ mà vợ chồng chị N chưa trả tiền gốc và 3 tháng tiền lãi, anh D muốn khởi kiện ra Tòa đòi lại số tiền cả gốc lẫn lãi có được không. Việc anh D cho vay với lãi suất 6% có phạm tội cho vay nặng lãi không?
Luật sư tư vấn 
Thứ nhất, về vấn đề khởi kiện ra Tòa án đòi tài sản, Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Theo đó, anh D bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho anh. Pháp luật không quy định hợp đồng vay tài sản phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực, vì vậy các bên có thể thực hiện việc viết tay và ký vào biên bản, hợp đồng cho vay đó. Tuy nhiên, để hợp pháp thì hợp đồng viết tay không được trái quy định của pháp luật. Khi kiện ra tòa, đây sẽ là bằng chứng quan trọng chứng minh có sự kiện cho vay xảy ra. Trường hợp nếu bên kia không nhận thì có thể yêu cầu giám định chữ ký của các bên.
Thứ hai, về mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, pháp luật quy định như sau:
Điều 468 BLDS 2015 quy định
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, mỗi tháng, mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng vay là 1.66%. Trường hợp này, anh D cho vay với mức lãi suất là 6%, đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà nhà nước quy định. Do vậy, phần lãi suất vượt quá sẽ không được nhà nước bảo vệ. Khi anh D khởi kiện ra Tòa thì chỉ được bảo vệ đối với tiền nợ gốc và số tiền lãi tối đa là 1.66%/tháng. Phần lãi suất còn lại sẽ không có hiệu lực.
Thứ ba, về việc anh D cho vay với lãi suất 6% có phạm vào tội cho vay nặng lãi không?
Điều 201 BLHS 2015 quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Theo đó, mức lãi suất mà pháp luật quy định về tội cho vay nặng lãi là lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định tại BLDS. Mức lãi suất đó sẽ là 
1.66% x 05 = 8.3%. Vậy nên mức lãi suất anh D cho vay chưa phạm vào tội cho vay nặng lãi theo quy định tại BLHS 2015.
Sau khi nhận được sự tư vấn từ đội ngũ luật sư của Công ty, anh D đã hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Anh D cho biết mình rất hài lòng với sự tư vấn tận tình của công ty, mong muốn ký hợp đồng để nhận được sự giúp đỡ trong những giai đoạn sau.
 
 

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

 

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luật sư Doanhnghiệp | Luatsuthanhdat

Zalo : 037.4506.036 |

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm