PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP TÀI SẢN VÀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

Cướp và cướp giật là 2 hành vi khác nhau đã được quy định tại Điều 168 và Điều 171 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Tuy nhiên, đây là 2 tội danh dễ gây nhầm lẫn khi xác định bởi chúng chỉ khác nhau ở hành vi của người phạm tội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Chúng tôi đã có những bài viết riêng phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm nhằm giúp người dân nhận biết 2 tội danh này. Bạn có thể tham khảo tại đây:

- TỘI CƯỚP TÀI SẢN

- TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

Phân biệt tội cướp và cướp giật tài sản

Đây là 2 tội danh mà người dân nói chung và người bị hại nói riêng rất dễ nhầm lẫn khi xác định hành vi để trình báo lên cơ quan công an. Thông qua các bài viết trên, chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng bảng so sánh, chỉ ra những điểm giống và điểm khác nhau giữa 2 tội danh này.

TIÊU CHÍ

TỘI CƯỚP TÀI SẢN

TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

Chủ thể

Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ quan

- Lỗi cố ý trực tiếp;

- Động cơ phạm tội: Tư lợi cá nhân, mong muốn chiếm đoạt tài sản của người bị hại để thu lợi từ giá trị của tài sản đó;

- Mục đích phạm tội: Chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác (Mục đích có trước khi thực hiện hành vi).

- Lỗi cố ý trực tiếp

- Động cơ phạm tội: Tư lợi cá nhân, mong muốn chiếm đoạt tài sản của người bị hại để thu lợi bất chính từ giá trị của tài sản đó;

- Mục đích phạm tội: Chiếm đoạt tài sản của người bị hại (Mục đích có trước khi thực hiện hành vi)

Khách thể

(QHXH mà hành vi xâm phạm)

- Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe;

- Quyền sở hữu tài sản

- Quyền sở hữu tài sản

(Có thể có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe)

Khách quan

(Hành vi)

- Hành vi sử dụng vũ lực:

Hành vi mà người phạm tội tác động trực tiếp lên cơ thể người bị hại như: đấm, đá, bóp cổ, đánh, đâm,…

- Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc:

Hành vi này được hiểu là dùng lời nói, hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực để tước đoạt tài sản. Ví dụ: kề dao vào cổ, dí dao, dí súng vào người…

- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự:

Hành vi không phải dùng vũ lực cũng không phải đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự, không thể tự quản lý và bảo vệ tài sản.

 

 

 

Hành vi giằng, giật, đoạt lấy tài sản khi người sở hữu, quản lý tài sản đang lơ là, mất cảnh giác và không thể phản ứng kịp thời khi hành vi này xảy ra. Đặc điểm, dấu hiệu:

+ Nhanh chóng, công khai giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc trong khi người có trách nhiệm đang quản lý tài sản;

+ Nhanh chóng tẩu thoát sau khi đã giật được tài sản.

Mức phạt

tối thiểu/tối đa

- Chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

- Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội.

- Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Lưu ý:

Tội cướp giật tài sản trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, cụ thể cần phân biệt:

- Nếu người phạm tội có hành vi sử dụng vũ lực chỉ để tẩu thoát, thì người này vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS 2015: “Hành hung để tẩu thoát”.

- Nếu người phạm tội đã “cướp giật” được tài sản nhưng bị nạn nhân hoặc người khác giành lại mà vẫn tiếp tục sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TỘI CƯỚP TÀI SẢN. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm